Dự kiến giá điện sinh hoạt 5 bậc, người dân được lợi gì?

Dự kiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được rút xuống còn 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện hành, và giá điện ở bậc cao nhất (701kWh trở lên) khoảng 3.457 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Theo quy định hiện hành, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc thang. Cụ thể, từ 0 - 50kWh: giá bán 1.728 đồng; từ 51 - 100kWh: giá bán 1.786 đồng/kWh; từ 101 - 200kWh: giá bán 2.074 đồng/kWh; từ 201 - 300kWh: giá bán 2.612 đồng/kWh; từ 301 - 400kWh: giá bán 2.919 đồng và từ kWh thứ 401kWh trở lên: giá bán 3.015 đồng.
Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu giá bán lẻ điện vừa được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến cho thấy, có sự thay đổi khá mạnh về mức giãn cách giữa các bậc và biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được rút xuống còn 5 bậc, thay vì 6 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100kWh, thay cho 50kWh như hiện nay. Còn bậc cao nhất từ 700kWh trở lên.
Trong đó, bậc 1 áp cho 100kWh đầu tiên. Bậc 2 cho kWh từ 101 - 200. Bậc 3 cho kWh từ 201 - 400. Bậc 4 cho kWh từ 401 - 700. Bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên.
Theo Bộ Công Thương tính toán, việc giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0 - 100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401 - 700 kWh và trên 700kWh.
Theo đó, giá điện các bậc thang 1 - 5 được tính bằng 90 - 180% giá bán lẻ điện bình quân 1.920,37 đồng/kWh (mức điều chỉnh từ 4/5). Như vậy, với cách tính này, giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.728 đồng/kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.457 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.
Cụ thể, từ 0 - 100kWh, giá bán khoảng 1.728 đồng/kWh; từ 100 - 200kWh giá bán khoảng 2.074 đồng/kWh; từ 201 - 400kWh giá bán khoảng 2.612 đồng/kWh, từ 401 - 700kWh, giá bán 3.111 đồng/kWh; từ 701 kWh trở lên, giá bán 3.457 đồng/kWh. Giá trên chưa bao gồm thuế VAT.
Du kien gia dien sinh hoat 5 bac, nguoi dan duoc loi gi?
Dự kiến giá điện sinh hoạt 5 bậc, người dân được lợi gì? (ảnh minh họa: Internet). 
Dự thảo đưa ra lấy ý kiến lần này không có nhiều thay đổi so với phương án đã được đưa ra để lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương trước đây. Theo Bộ Công Thương, việc cải tiến này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới khách hàng. Mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại.
Theo đánh giá, phương án giá điện sinh hoạt theo 5 bậc sẽ phản ánh chi phí, tức phân bổ chi phí đến từng nhóm khách hàng sử dụng; giúp hạn chế một phần tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa. Ngoài ra, chênh lệch giữa bậc 1 và bậc 5 là hai lần, phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với các hộ có mức sử dụng điện từ 710 kWh trở xuống, chiếm 89% số hộ sẽ có tiền điện phải trả giảm đi. Tuy nhiên, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm 2% hộ tiêu thụ) phải trả tăng thêm.
Cũng theo dự thảo, hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định tại khoản 1 Điều này) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cũng không thay đổi khi áp dụng cơ cấu biểu giá mới.
Mặt khác, giá bán điện cho sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp cũng thay đổi. Việc phân bổ chi phí của ngành điện sẽ theo cấp điện áp, theo thời gian sử dụng trong ngày và theo nhóm khách hàng điện, trong đó bổ sung giá điện cho các trạm sạc xe điện…

Ở diễn biến khác, sinh viên, người lao động thuê nhà trọ (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình) sẽ được áp dụng cách tính tiền điện mới theo quy định tại Thông tư số 09/2023/TT-BCT ngày 21/4/2023 của Bộ Công Thương. Cách tính giá điện căn cứ vào thông tin cư trú tại điểm cho thuê nhà.

Bộ Công Thương đề xuất cách tính giá điện mới

Theo đó, giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, cao nhất 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), thay vì mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh đang áp dụng.

Trong đề xuất đang lấy ý kiến của các bộ ngành, Bộ Công Thương dự kiến rút cách tính giá điện xuống còn 5 bậc hoặc 4 bậc (rút gọn bậc 1 và 2); bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay cho 50 kWh như trước. Theo đó, giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, cao nhất 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), thay vì mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh đang áp dụng.
Theo Bộ Công Thương, sự điều chỉnh này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới các khách hàng. Trong đó, mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại.

Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở tại Hà Nội được áp dụng theo quy định của Bộ Công Thương

Người thuê nhà để ở tại Hà Nội được áp dụng theo quy định của Bộ Công Thương tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 và Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12/09/2018.

Tin mới