Dự thảo sửa đổi TT16: Ngân hàng không được mua trái phiếu phát hành để cơ cấu nợ

(Vietnamdaily) - Mặc dù Nghị định 65 cho phép các công ty phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ, nhưng VCSC cho rằng các tổ chức phát hành trái phiếu có thể sẽ gặp khó cho mục đích tái cơ cấu nợ. 

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung cho Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng mua bán trái phiếu doanh nghiệp.

Nhìn chung, những thay đổi chính được đề xuất trong Dự thảo bao gồm (nhưng không giới hạn) những điều sau:

1. Bổ sung, sửa đổi các trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp.

2. Yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình thanh toán và có các biện pháp cụ thể để kiểm soát việc sử dụng hợp lý nguồn tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu.

3. Yêu cầu có quy định nội bộ cụ thể để kiểm soát rủi ro trong hoạt động mua bán và nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

4. Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc giám sát, bảo đảm sử dụng đúng mục đích số tiền thu được từ trái phiếu doanh nghiệp.

5. Trì hoãn thời hạn hiệu lực của quy định hạn chế tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết đã bán trong vòng 12 tháng đến hết năm 2023.

Du thao sua doi TT16: Ngan hang khong duoc mua trai phieu phat hanh de co cau no-Hinh-3
 

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, Dự thảo này đề xuất bổ sung một số điều khoản nhằm ngăn chặn các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu rủi ro. Cụ thể, TCTD không được (1) mua trái phiếu của tổ chức phát hành có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao hơn 5 lần hoặc (2) mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích hợp tác kinh doanh/đầu tư với doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, Dự thảo quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc giám sát, đảm bảo sử dụng đúng mục đích số tiền thu được từ trái phiếu doanh nghiệp. Điều này như bổ sung thêm một bộ lọc về quản lý rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp, giúp các tổ chức tín dụng hạn chế các rủi ro từ việc tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán do sử dụng sai mục đích tiền thu được.

VCSC lưu ý là Dự thảo vẫn không cho phép các tổ chức tín dụng mua trái phiếu phát hành để tái cơ cấu nợ. Mặc dù Nghị định 65 vẫn cho phép các công ty phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ, nhưng VCSC cho rằng các tổ chức phát hành trái phiếu có thể sẽ gặp khó khăn trong việc huy động trái phiếu cho mục đích tái cơ cấu nợ do nhu cầu đối với loại trái phiếu này vẫn còn hạn chế. VCSC lưu ý rằng doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được phép mua trái phiếu phát hành nhằm mục đích tái cơ cấu nợ theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Tuy nhiên, Dự thảo có đề xuất những thay đổi mà VCSC cho rằng có thể hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, Dự thảo lùi thời điểm có hiệu lực của quy định hạn chế tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết đã bán trong vòng 12 tháng đến hết năm 2023.

Ngoài ra, Dự thảo cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích tăng vốn lưu động với điều kiện tổ chức tín dụng có thể quản lý được nguồn thu của tổ chức phát hành và việc sử dụng vốn lưu động.

VCSC tin rằng những thay đổi này sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức phát hành có chất lượng tốt - đặc biệt là những tổ chức phát hành có thể đưa ra lý do cụ thể để huy động vốn và đảm bảo sử dụng tiền thu được một cách hợp lý trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

BIDV rao bán loạt khoản nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Từ 30/3 tới nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có loạt thông báo đấu giá nhiều khoản nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, BIDV đang lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá khoản nợ vay của khách hàng tại BIDV Tân Bình có giá trị ghi sổ (tính đến 26/3/2023) là 560,6 tỷ đồng, trong đó, nợ gốc 524 tỷ và nợ lãi 36,4 tỷ đồng (Nợ lãi sẽ xác định cụ thể đến thời điểm thực hiện việc giao dịch bán khoản nợ).

VietBank lên kế hoạch phát hành 100 triệu cổ phiếu và lãi 960 tỷ có khả thi?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên với kế hoạch 2023 lãi trước thuế 960 tỷ đồng, tăng 46% so năm 2022.

Các chỉ tiêu cụ thể, VietBank đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 tổng tài sản tăng trưởng 12% lên 125.000 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng (gồm giấy tờ có giá) tăng 17% lên 95.000 tỷ đồng.