Dự trữ trứng sai cách khiến hai mẹ con ung thư gan
Tuổi đời còn trẻ, mẹ con cô Triệu cùng mắc ung thư gan. Điều đáng bàn, nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ một thói quen tai hại mỗi ngày.
Định Tâm (Theo SH)
Cô Triệu (ở Trung Quốc) năm nay 46 tuổi, con gái vừa tốt nghiệp đại học. Rất may, con gái tìm được công việc phù hợp, lại gần nhà nên cô Triệu như trút được gánh nặng. Mỗi ngày, cô an nhàn tận hưởng cuộc sống, chỉ việc nấu ăn cho con gái và chơi mạt chược với bạn bè.
Thế nhưng, cuộc sống êm đềm chẳng tày gang. Cách đây không lâu, cô Triệu cảm thấy ngứa ngáy, làn da xuất hiện nhiều nốt đỏ. Nghĩ bản thân bị dị ứng với thứ gì đó nên cô không bận tâm.
Tuổi đời còn trẻ, hai mẹ con cô Triệu cùng lúc mắc ung thư gan vì thói quen tai hại. (Ảnh: Sohu)
Thời gian ngắn sau, cô Triệu lo lắng khi tình trạng ngứa da ngày càng nặng. Con gái cũng có biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy giống mình. Lúc này, cô Triệu mới cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề. Hai mẹ con quyết định đi khám.
Tiến hành loạt kiểm tra, bác sĩ nhận thấy chỉ số alpha-fetoprotein của hai người đều cao gấp mấy lần so với bình thường. Chụp CT cũng cho thấy cơ thể bệnh nhân có khối u rõ ràng trong gan, chẩn đoán ung thư gan.
Điều tra thói quen ăn uống hàng ngày của gia đình cô Triệu, cuối cùng bác sĩ tìm ra "thủ phạm" khiến hai mẹ con đều mắc bệnh gan. Bác sĩ nói thẳng: "Trứng như vậy làm sao mà ăn hàng ngày được!".
Hóa ra, cô Triệu rất chú trọng việc bổ sung dinh dưỡng cho mình và con gái. Mỗi sáng, cô đều luộc 1 quả trứng để hai mẹ con bồi bổ. Điều đáng bàn, cô Triệu thường mua lượng lớn trứng, rửa sạch để ráo rồi bảo quản. Chính thói quen này là nguyên nhân khiến hai mẹ con mắc bệnh hiểm.
Lớp màng ngoài vỏ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, chất độc thâm nhập bên trong trứng. (Ảnh: Sohu)
Được biết, trứng có một lớp màng ngoài ngăn ngừa vi khuẩn, chất độc hại thâm nhập vào trứng. Hành động rửa trứng giúp làm sạch bụi bẩn bám ngoài, đồng thời khiến lớp màng bảo vệ mất đi.
Trứng mất đi lớp màng bảo vệ dễ bị lượng lớn vi sinh vật thâm nhập, khiến giá trị dinh dưỡng suy giảm, sản sinh các chất có hại, trong số đó có aflatoxin. Aflatoxin là chất cực độc, năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.
Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với loại thuốc độc nổi tiếng kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc độc của rắn hổ mang; độc hơn 28-33 lần so với các loại thuốc trừ sâu 1605 và 1059.
Thông qua trường hợp sức khỏe của mẹ con cô Triệu, bác sĩ khuyên không nên ăn trứng để lâu, không nên rửa trứng bằng nước. Trứng sau khi thu hoạch ăn càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sớm khi có các dấu hiệu bệnh gan như buồn nôn, nôn, chán ăn, khó tiêu; vàng da, vàng mắt, suy giảm thị lực; khô miệng, hôi miệng; mệt mỏi, thiếu năng lượng; tóc nhờn, nổi nhiều mụn trứng cá; thường xuyên bị chuột rút ở bắp chân, mu bàn chân bị bầm tím; móng có đường kẻ dọc, đốm đen, không bằng phẳng...
Để bảo vệ sức khỏe gan, ngoài chế độ ăn, làm việc nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya có ý nghĩa quan trọng. Thời gian từ 23-2 giờ sáng là “thời điểm vàng” gan thải độc. Thức khuya khiến gan không thể thải độc, gây hại sức khỏe.
Đồng thời, bạn nên tăng cường tập luyện. Tập thể dục giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Trung y cho rằng, tập thể dục có thể ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và tiêu hao mỡ thừa trong cơ thể.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn
Theo bác sĩ Ngô Hồng Ba - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Ung thư Hà Nam (Trung Quốc), ung thư xảy ra ở cả vợ và chồng gần như đồng thời hoặc liên tiếp, còn được gọi là "ung thư vợ chồng".
Cô Chu, 38 tuổi, ở Hà Nam, Trung Quốc, phát hiện ra rằng phân của cô trở nên loãng hơn sáu tháng trước, nhưng cô không chú ý đến điều đó, cũng không đến bệnh viện để nội soi. Một tháng trước, khi cô Chu bị đau bụng và đầy hơi dai dẳng, cô mới đến bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng.
Chồng cô, anh Vương, cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự không lâu sau đó. Trong quá trình kiểm tra trực tràng bằng kỹ thuật số, bác sĩ đã sờ thấy một khối u lớn trong trực tràng của anh Vương. Sau khi nội soi và kiểm tra bệnh lý, anh Vương cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng.
Ung thư ruột là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Anh.
Express đưa tin, Viện Nghiên cứu Ung thư của Anh cho biết, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư ruột xảy ra trong dạ dày của bệnh nhân.
Bác sĩ Richard Roope cho biết: "Ung thư ruột có thể khó chẩn đoán vì nó có các triệu chứng giống với các bệnh khác ngoài ung thư. Triệu chứng phổ biến nhất được ghi nhận ở phụ nữ (trong nghiên cứu) trước khi họ được chẩn đoán mắc ung thư ruột là đau dạ dày. Điều này có thể giải thích tại sao một số nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết sớm hơn vì các cơn đau dạ dày ở nam giới không có nhiều cách giải thích khác so với ở phụ nữ".