Đưa giống nho "quý tộc" về làng, vụ đầu tiên đã thu tiền tỷ

Anh Hoàng Văn Tuấn ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) bỏ tiền tỷ đưa hai giống nho "quý tộc" là nho sữa của Hàn Quốc và Kyoho của Nhật Bản về trồng, vụ đầu tiên đã thu về tiền tỷ.

Đưa giống nho "quý tộc" về làng, vụ đầu tiên đã thu tiền tỷ

Xuân Du vốn là thủ phủ của đào phai. Bản thân gia đình anh Hoàng Văn Tuấn cũng trồng đào, với diện tích trên 2ha. Mặc dù cây đào mang lại giá trị cao, song với sức trẻ và hoài bão, Tuấn luôn mong muốn mang giống cây mới về trồng tại địa phương, đem lại thu nhập cao hơn.

Qua những lần tìm hiểu thông tin trên mạng, trên báo chí, anh biết đến mô hình trồng nho sữa của Hàn Quốc và nho Kyoho của Nhật Bản. Không ngần ngại, Tuấn quyết tâm “cơm đùm cơm nắm” vào tận miền Nam để tìm hiểu mô hình trồng nho.

Dua giong nho

Khu vườn trồng nho rộng hơn 7.000m2 của anh Hoàng Văn Tuấn

“Lần đầu tiên tận mắt chứng kiến vườn nho sữa tôi như bị hút hồn. Được tham quan, được chủ vườn chia sẻ kinh nghiệm, ngay lập tức tôi đã muốn đưa giống nho này về quê trồng”, anh Tuấn kể.

Cuối năm 2021, anh Tuấn quyết định mua 1.500 cây nho giống về trồng trên diện tích 7.000m2. Ngoài tiền mua giống, anh còn đầu tư giàn, mái che, hệ thống tưới tiêu,... tổng chi phí hơn 2 tỷ đồng.

Theo anh Tuấn, thời điểm anh công bố bỏ số tiền lớn đầu tư vào trồng nho và đưa giống về địa phương, không chỉ người thân trong gia đình mà hàng xóm cũng xì xào, nói anh là... "hâm".

Đầu năm 2022, anh bắt đầu xuống giống. Đến thời điểm này, hai giống nho anh trồng đã cho lứa quả đầu tiên. Mỗi gốc nho cho 4-5kg quả. Với hai vụ một năm, giá bán từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, năm đầu tiên anh đã thu về tiền tỷ.

Dua giong nho

Nho bói vụ đầu tiên, anh Tuấn đã thu về tiền tỷ

Anh Tuấn cho biết, sở dĩ gọi là nho “quý tộc” vì giống nho này rất đắt. Việc chăm sóc nho cũng rất phức tạp. Ngoài xây hệ thống nhà giàn, hệ thống tưới tự động thì việc cắt tỉa lá, cắt cành cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng quả.

“Theo tôi biết, cả nước mới có 3 hộ trồng được giống nho sữa này, nhiều hộ khác cũng trồng nhưng thất bại. Ở Thanh Hóa, đây là mô hình đầu tiên thành công nên khi vườn nho ra quả, rất nhiều người hiếu kỳ đến xem và muốn học cách làm theo”, anh Tuấn chia sẻ.

Không chỉ trồng nho, với diện tích hơn 2ha, anh Tuấn còn trồng các loại rau quả khác như: ớt, mướp đắng, rau má,... tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 lao động thời vụ.

Dua giong nho

Những gốc nho xum xuê trái

Dua giong nho

Những quả nho căng đều

Anh Tuấn đang làm thêm nhà giàn để mở rộng diện tích vườn nho, hướng tới xây dựng khu tham quan trải nghiệm.

Ông Bùi Đức Chính, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết, người dân địa phương ở đây chủ yếu trồng đào với diện tích hơn 280ha. Mô hình nho sữa của anh Tuấn lần đầu xuất hiện ở địa phương cho thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài mong đợi.

“Mô hình này thực sự rất hiệu quả, là tiền đề để địa phương phát triển trong thời gian tới”, ông Chính cho biết.

Cũng theo vị Phó chủ tịch xã, anh Tuấn không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là một Bí thư Đoàn gương mẫu, nhiệt huyết. Anh được nhiều giải thưởng liên quan đến thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Lội ruộng, dầm mưa săn đặc sản rươi, bán nửa triệu đồng mỗi ký

Không khí lạnh tràn về cũng là lúc loài rươi chui từ ruộng lên mặt đất, đây là thời điểm người dân dầm mưa săn bắt. Đặc sản này có giá tới nửa triệu đồng/kg.

Lội ruộng, dầm mưa săn đặc sản rươi, bán nửa triệu đồng mỗi ký

Những ngày gần đây, hàng chục người dân xã Yên Hồ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) mang theo đèn pin, mặc áo mưa, thức trắng đêm ra các cánh đồng gần nhà để săn bắt rươi.

Người dân cho biết, họ bắt đầu săn rươi từ 17h chiều đến rạng sáng hôm sau. Đây được xem là "thời điểm vàng" để người dân đổ ra tại các cánh đồng ven sông La ở các xã Yên Hồ, Quang Vĩnh, Liên Minh, Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ) và xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân) bắt rươi.

Tham gia bắt rươi tại cánh đồng, ông Trần Đình Hải (trú xã Yên Hồ) cho biết, rươi thường xuất hiện theo lịch trình của con nước. Rươi thường xuất hiện vào các ngày đầu tháng, hoặc ngày Rằm. "Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, chúng tôi cải tạo đất để rươi phát triển tự nhiên. Thời điểm nước dâng cao, chúng tôi lại ra cánh đồng soi đèn vợt 'lộc trời'. Công việc làm đêm giữa mưa gió vất vả nhưng bù lại rất vui vì mang lại thu nhập khá", ông Hải nói.

Ông Nguyễn Tiến Cường (trú xã Yên Hồ) cho hay, gió lạnh tràn về, kèm theo mưa phùn cũng là lúc người dân đổ xô ra cánh đồng săn đặc sản rươi.

"Rươi hay còn gọi là rồng đất - là đặc sản, giàu chất dinh dưỡng. Không khí lạnh về là loài này chui từ đất lên mặt nước. Chúng tôi tận dụng thời điểm này, đổ ra đồng để săn bắt. Thời điểm bán được đắt nhất thì mỗi kg có giá 600.000 đồng, còn bình thường khoảng 500.000 đồng/kg. Có những đêm tôi bắt được tầm 3kg, bán ra được 1,5 triệu đồng", ông Cường tiết lộ.

Ông Ngô Ngọc Hân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Thọ, thông tin, trên địa bàn huyện mùa rươi có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Thời điểm rươi xuất hiện kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày và vào khung giờ từ 19h-21h.

"Ruộng phải có nước lên, nước xuống mới có rươi, gọi là nước đảo chiều. Để rươi phát triển được thì trong quá trình trồng lúa không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ruộng phải tạo được độ phì, độ xốp để rươi sinh trưởng. Mùa này người dân thu nhập rất cao, mỗi sào ruộng có thể bắt được từ 20-30kg rươi, lúc giá cao nhất bán được 600.000-700.000 đồng/kg", ông Hân nói.

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky

Người dân ra tại các cánh đồng gần nhà, ven sông La ở huyện Đức Thọ và Nghi Xuân mang theo xô chậu, đèn pin để tranh thủ bắt rươi

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-2

Không khí lạnh tràn về là loài "rồng đất" chui từ mặt đất, nổi lên phía trên. Người dân tận dụng thời điểm này để săn "lộc trời"

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-3

Đèn pin người dân mang theo để săn bắt rươi giữa đêm

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-4

Người dân cho biết, có rất nhiều cách để bắt rươi như dùng vợt hoặc xé bờ ruộng tạo thành những khe nước chảy, giăng mành rộng như hình phễu để chắn, rươi sẽ đổ dồn về.

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-5

Người dân phấn khởi soi đèn pin bắt lộc trời trên các cánh đồng

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-6

Rươi được xem là đặc sản giàu chất dinh dưỡng, có giá dao động từ 500.000-600.000 đồng/kg tùy thời điểm. Đây là loài rươi tự nhiên sống ở môi trường nước ngọt. Gia đình nào may mắn có thể bắt được từ 20-30kg rươi mỗi đêm

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-7

Người dân chắn dòng nước, giăng lưới ở miệng cống rồi xả nước bắt rươi. Họ ngồi trên bờ ruộng, chờ rươi xuất hiện vớt về bán.

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-8

Chị Nguyễn Thị Yến (trú xã Yên Hồ) cho biết, sau khi thu hoạch lúa, gia đình chị sẽ cải tạo để làm chỗ cho rươi phát triển. "Tháng 4 chúng tôi gặt lúa, sau đó thả phân chuồng xuống ruộng để cho rươi sinh trưởng. Khoảng 3 tháng sau là bắt đầu có rươi, nhưng nhiều nhất là tháng 9, tháng 10 âm lịch. Có đêm tôi bắt được 10kg rươi, bán được 5 triệu đồng nên phấn khởi vô cùng", chị Yến nói.

Loi ruong, dam mua san dac san ruoi, ban nua trieu dong moi ky-Hinh-9

Rươi là thực phẩm bổ, chứa nhiều đạm và các chất như can xi, kẽm, sắt... Người dân đưa bán lại cho các nhà hàng chế biến chả rươi, rán trứng...

Tận mắt món ăn kinh dị từng bị ghét giờ là đặc sản

Trước đây từng bị ghét và giết nhiều, hiện tại bọ đậu lại trở thành đặc sản kinh dị được nhiều người lùng mua, tìm ăn.

Tận mắt món ăn kinh dị từng bị ghét giờ là đặc sản
Tan mat mon an kinh di tung bi ghet gio la dac san
 Trong số các món đặc sản kinh dị, có lẽ món ăn làm từ bọ đậu là một trong những món bổ dưỡng bậc nhất. Tuy có vẻ ngoài ghê rợn, không ai cũng thích ứng được nhưng thực tế, bọ đậu cực kỳ bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)  

Cận cảnh loài ếch trông như sinh vật ngoài hành tinh của Việt Nam

Dù có vẻ ngoài không mấy hấp dẫn, loài động vật lưỡng cư này lại được săn bắt để làm đặc sản ở nhiều nơi vì thịt của chúng có hương vị rất "tinh tế".

Cận cảnh loài ếch trông như sinh vật ngoài hành tinh của Việt Nam
Can canh loai ech trong nhu sinh vat ngoai hanh tinh cua Viet Nam
Thuộc họ Nhái bầu (Microhylidae), nhái lưỡi (Glyphoglossus molossus) là một loài lưỡng cư kỳ lạ phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và các quốc gia lân cận gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Ảnh: Thai National Parks.
Can canh loai ech trong nhu sinh vat ngoai hanh tinh cua Viet Nam-Hinh-2
Khi trưởng thành, các cá thể nhái lưỡi đạt đến chiều dài 7 cm. Chúng có ngoại hình rất dễ nhận biêt với tỷ lệ đầu đối với thân mình rất chênh lệch: Phần đầu nhỏ tương phản với phần thân lớn. Ảnh: Pentti Linkola Stan / Twitter.

Tin mới