Đưa hoa đào Nhật Tân nở rộ trên mảnh đất Tây Nguyên

Mạnh dạn đưa đào Nhật Tân từ Hà Nội vào trồng ở Đắk Lắk chị Vũ Thị Hằng không chỉ tăng thu nhập, lãi ròng 400 triệu/năm mà còn biến nơi đây thành thủ phủ đào Tết rực rỡ của Tây Nguyên.

Người phụ nữ tiên phong đưa hoa đào Nhật Tân nở rộ trên mảnh đất Tây Nguyên

Hoa đào Buôn Hồ (Đắk Lắk) luôn gắn liền với chị Vũ Thị Hằng, người nông dân mang sắc xuân từ miền Bắc đến với đất trời Tây Nguyên.

Chị Hằng rời quê hương Ninh Bình từ năm 2004 để lập nghiệp tại Buôn Hồ. Khi trở về quê ăn Tết, hình ảnh đào Nhật Tân nở rộ trong không khí đầm ấm của ngày xuân đã đem đến ý tưởng mang giống đào ấy về trồng trên đất Tây Nguyên.

Dua hoa dao Nhat Tan no ro tren manh dat Tay Nguyen

Chị Vũ Thị Hằng, người tiên phong đưa giống hoa đào Nhật Tân về trồng ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Sau 4 năm nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm, chị Hằng quyết định đặt mua 400 cây giống đào Nhật Tân từ Hà Nội và trồng trên mảnh đất gia đình ngay sát quốc lộ 14.

Ban đầu, chị Hằng rất lo ngại khí hậu khắc nghiệt của Đắk Lắk. Thế nhưng, điều bất ngờ là những cây đào không chỉ sinh trưởng tốt mà còn nở hoa rực rỡ.

"Năm đầu tiên, vườn đào của tôi đã thu hút rất nhiều người dân đến thăm quan, chụp ảnh và mua về chơi Tết. Chính sự ủng hộ ấy giúp tôi tự tin mở rộng diện tích trồng đào và đầu tư vào mô hình này", chị Hằng chia sẻ.

Từ 400 cây ban đầu, vườn đào của chị Hằng đến nay đã có hơn 5.000 cây với đa dạng giống như đào bạch, đào phai, đào bích. Vườn đào không chỉ cung cấp đào cho người dân địa phương mà còn xuất bán đi khắp nơi như TP.HCM, Cần Thơ, Long An, Đà Nẵng và cả các nước lân cận.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chị Hằng tự tay tạo hình cho những cây đào với các thế đẹp mắt như phu thê, tam đa, long phụng, ngũ phúc… Việc tạo thế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và am hiểu đặc tính của cây.

Dua hoa dao Nhat Tan no ro tren manh dat Tay Nguyen-Hinh-2

Những cây hoa đào cổ thụ, dáng đẹp có thể đạt mức trên 10 triệu đồng/cây.

"Cây đào cần được chăm sóc cẩn thận, từng động tác phải nhẹ nhàng để tránh làm gãy cành hoặc rụng nụ. Chúng tôi còn phải theo dõi sát sao hàng ngày để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Đặc biệt, vào khoảng 30-45 ngày trước Tết, tôi tiến hành vặt lá, điều chỉnh theo thời tiết để hoa nở đúng vụ", chị Hằng nói.

Dua hoa dao Nhat Tan no ro tren manh dat Tay Nguyen-Hinh-3

Không chỉ giúp nhiều hộ dân cải thiện thu nhập, làng hoa đào lớn nhất tỉnh Đắk Lắk còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. 

Theo chị Hằng sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu về lợi nhuận khoảng 300-400 triệu đồng từ vườn đào.

Nhờ đó, cuộc sống của gia đình được cải thiện rõ rệt, đồng thời chị Hằng còn hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân khác trong vùng, giúp họ nhân rộng mô hình này.

Ngày hội hoa đào Buôn Hồ mang sắc xuân vươn xa

Năm 2023, các hộ dân trồng đào tại Buôn Hồ đã liên kết thành lập Hợp tác xã Hoa Đào Đoàn Kết với tổng diện tích hơn 17ha, bao gồm nhiều giống đào độc đáo.

Sản phẩm "Cây hoa đào Buôn Hồ" đã được công nhận OCOP 3 sao và đang phấn đấu đạt hạng 4 sao để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Dua hoa dao Nhat Tan no ro tren manh dat Tay Nguyen-Hinh-4

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Hợp tác xã đã ký kết mời các nghệ nhân hàng đầu ở Hà Nội vào Buôn Hồ giúp cho các hộ xã viên chăm sóc hoàn thiện các cây hoa đào cổ thụ đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: "Cây đào có sức sống mãnh liệt. Dù ngày thường có vẻ khắc khổ, nhưng vào Tết, hoa lại bung nở rực rỡ, trở thành biểu tượng của mùa xuân. 

Trước đây, người dân Tây Nguyên phải mua đào từ các tỉnh phía Bắc với chi phí cao. Giờ đây, nhờ các vườn đào tại Buôn Hồ, họ vừa tiết kiệm chi phí vừa được sở hữu những cây đào đẹp, mang đậm dấu ấn địa phương."

Đặc biệt, nhiều cây đào cổ thụ được các nghệ nhân tạo thế kỳ công, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn đưa hoa đào Buôn Hồ vươn xa, trở thành biểu tượng mùa xuân cho cả khu vực.

Dự đoán nhu cầu chơi đào Tết năm 2025 sẽ tăng mạnh, gia đình ông Thắng đã quyết định trồng thêm 400 cây đào các loại, nâng tổng số cây trong vườn lên 1.700. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 20% số lượng đào trong vườn đã được thương lái đặt mua

Theo ghi nhận của phóng viên, giá hoa đào tại vườn trên địa bàn thị xã Buôn Hồ dao động từ 250.000 đồng/cây, trong khi những cây đào cổ thụ, dáng đẹp có thể đạt mức trên 10 triệu đồng/cây.

Dua hoa dao Nhat Tan no ro tren manh dat Tay Nguyen-Hinh-5

Ngày hội "Hoa đào xuân Ất Tỵ 2025" sẽ được tổ chức vào ngày 25/1.

Ông Đinh Quốc Hùng, Chủ tịch UBND phường Thống Nhất, cho biết hoa đào được du nhập vào địa phương cách đây khoảng 15 năm, phần lớn các hộ trồng đào tại đây đều là những nông dân quê ở Ninh Bình, trong đó chị Vũ Thị Hằng là người tiên phong đưa giống đào Nhật Tân về trồng. 

Chủ tịch UBND phường Thống Nhất cũng thông tin thêm, nhờ hiệu quả kinh tế từ mô hình của chị Hằng, nhiều hộ dân khác đã mạnh dạn thử sức, tuy nhiên không phải ai cũng đạt kết quả như mong đợi.

Do đó, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích, nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.

Hơn nữa, thời tiết tại Đắk Lắk không phải lúc nào cũng thuận lợi, dẫn đến nhiều cây chậm phát triển, thưa hoa, thậm chí ra hoa trước Tết Nguyên đán nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật.

Theo bà H'Philip Niê Kđăm, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Buôn Hồ, sản phẩm "Cây hoa đào Buôn Hồ" đạt OCOP 3 sao từ tháng 10/2023 và đang phấn đấu lên 4 sao, hướng đến xuất khẩu.

Nhằm quảng bá thương hiệu hoa đào Buôn Hồ, UBND thị xã dự kiến tổ chức ngày hội "Hoa đào xuân Ất Tỵ 2025" vào ngày 25/1. Sự kiện hứa hẹn mang đến không gian lễ hội sôi động, tôn vinh nét đẹp văn hóa gắn liền với sắc đào và thu hút đông đảo khách tham quan, du khách.

Hoa Tết bị nước lũ nhấn chìm, người dân xứ Huế lo trắng tay

Nông dân các vùng trồng hoa Tết nổi tiếng của xứ Huế đang hết sức lo lắng trước nguy cơ trắng tay khi phần lớn hoa trồng để bán dịp Tết bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ.

Hoa Tết bị nước lũ nhấn chìm, người dân xứ Huế lo trắng tay
Cứ đến dịp tháng 10 Âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân trồng hoa bán Tết ở Thừa Thiên - Huế lại tất bật vào vụ. Trong đó, không thể không kể đến hoa cúc, mặt hàng không thể thiếu trong các phiên chợ Tết của địa phương.
Thế nhưng, cơn lũ lớn trung tuần tháng 10 làm người dân tại các vùng trồng hoa nổi tiếng của xứ Huế, như Phú Mậu, Thủy Vân,... chịu thiệt hại nặng nề. Phần lớn hoa trồng để bán vụ Tết bị nước lũ nhấn chìm. Nhiều người lo ngại trước nguy cơ mất trắng, vì hoa Tết sau nhiều ngày bị ngâm trong nước lũ đang có dấu hiệu thối rễ và úa lá, hết cách cứu chữa.
Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2023, từ đầu tháng 6, gia đình ông Lê Đình Hải (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, TP. Huế) bắt đầu xuống giống trồng hơn 1.000 chậu cúc.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay
Hàng loạt chậu hoa của người dân Thừa Thiên - Huế bị ngập úng và có dấu hiệu úa, thối rễ.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-2
Trận mưa lũ giữa tháng 10 làm các chậu hoa của ông Hải có nguy bị hư hỏng, thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Theo ông Hải, người dân trồng hoa thường có quan niệm “làm một vụ ăn cả năm”. Phần lớn thu nhập của gia đình đều trông chờ vào nghề trồng hoa. Để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán 2023, gia đình ông đã đầu tư hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ ập đến, kéo dài nhiều ngày làm hư hại hàng loạt chậu hoa của gia đình.
Còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết, số lượng hoa dự kiến đưa ra thị trường dịp này coi như mất trắng.
Nhìn những chậu hoa cúc vừa lên xanh tốt nay bạc lá, thối rễ, ông Hải buồn bã chia sẻ, nước lũ lên cao bất thường chỉ trong một đêm, khoảng 1.000 chậu cúc Tết của gia đình ông bị nhấn chìm, phần lớn tài sản trôi theo dòng lũ.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Nguyễn Đình Phúc (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân) cũng lo Tết này không có thu nhập vì hàng trăm chậu hoa cúc bị hư hại nghiêm trọng.
Để chuẩn bị vụ hoa Tết, ông đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng trồng gần 900 chậu hoa cúc.
“Lũ lên nhanh, cả vườn cúc chìm trong biển nước. Gia đình tôi phải chạy lên chỗ cao, bất lực đứng nhìn".
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-3
Tranh thủ thời tiết khô ráo, ông Phúc cố gắng rửa sạch bùn đất, kích thích rễ cứu hoa ngập úng.
"Số chậu cúc bị hư hại nặng không có cách nào cứu chữa, bây giờ cứu vớt được chừng nào hay chừng đó”, ông Phúc ngậm ngùi.
Theo ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND phường Thủy Vân, phường có 70 hộ dân trồng hoa cúc phục vụ thị trường Tết với khoảng 35.000 chậu.
Dù đã kê đậy, đưa hoa lên giàn để tránh lũ, nhưng mưa lũ khiến hơn 80% số hoa của người dân ở địa bàn phường bị ngập úng, hư hại.
“Địa phương đang tiến hành thống kê, rà soát các hộ dân trồng hoa Tết bị thiệt hại để có chính sách hỗ trợ ban đầu và tiếp tục đề xuất lên cấp trên có giải pháp hỗ trợ cho người dân”, ông Trung cho biết.
Theo thống kê ban đầu, đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến hơn 82ha rau màu các loại của nông dân ở TP. Huế bị thiệt hại. Riêng cúc trồng chậu vụ Tết có 40.300 chậu bị ngập hư hại trên 50%; thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Ngoài các làng trồng hoa Tết ở TP. Huế, nhiều vườn hoa Tết của người dân các xã vùng thấp trũng thuộc huyện, thị xã Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy,... cũng có nguy cơ mất trắng do mưa lũ gây ngập úng diện rộng, làm thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Cổ nhân dặn: '5 cây vào cửa, tài lộc đến nhà'

Người xưa cũng nhấn mạnh: "5 cây vào cửa, tài lộc đến nhà, gia đình thịnh vượng", vậy đó là những cây nào?

Co nhan dan: '5 cay vao cua, tai loc den nha'

1. Người xưa dặn trồng mộc hương trước nhà, quý nhân vào trong cửa. Cây cảnh quế hương còn gọi là mộc tê, quế hoa, hoa mộc (tên tiếng Anh là Osmanthus fragrans) có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt.

Co nhan dan: '5 cay vao cua, tai loc den nha'-Hinh-2

“Thà đập bỏ còn hơn bán rẻ” hoa Tết, lý do gây bất ngờ

Thời tiết năm nay rất thuận lợi, không có mưa bão nên hoa phát triển tốt, bông nở đều đẹp và đúng Tết, song năm nay lại vắng bóng thương lái.

Đến chiều 3/2 (tức 24 tháng Chạp), tại làng hoa Tết ven sông Hà Thanh (thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), hàng nghìn chậu hoa vẫn chưa được thương lái đến mua.

Tin mới