Đưa tiền Tết cho vợ, đêm khuya tôi choáng nhìn phòng ngủ

Mở cửa vào, nhà vắng lặng không có ai cả. Tôi bực dọc nghĩ bụng cô ấy chẳng tâm lý gì cả, đáng lẽ nghe tiếng tôi về cũng phải dậy hâm nóng thức ăn chứ.

Vợ tôi nghỉ ở nhà thất nghiệp cả năm nay. Con 12 tháng tuổi rồi, đáng lẽ gửi trẻ đi làm nhưng trầy trật mãi mà cô ấy không xin được chỗ nào tử tế. Có chỗ nhận vào làm thì suốt ngày chậm lương với nợ lương, tôi lại bắt cô ấy nghỉ.

Vợ bảo bây giờ tình hình kinh tế khó khăn, chỗ nào cũng nợ lương và giảm lương. Thậm chí rất nhiều người bị cho nghỉ việc do chính sách cắt giảm nhân sự. Tôi thì thấy vợ chỉ giỏi đổ thừa. Cũng bởi cô ấy năng lực kém, nếu giỏi thì ở đâu và lúc nào người ta chẳng cần.

Đi làm như thế còn không đủ tiền gửi con, vậy nên tôi bảo để con ở nhà rồi cô ấy cũng ở nhà mà trông con, đồng thời nội trợ, dọn dẹp vậy. Chỉ có mình tôi đi làm nuôi cả gia đình, bao gánh nặng đổ hết lên vai.

Dua tien Tet cho vo, dem khuya toi choang nhin phong ngu

Chỉ có mình tôi đi làm nuôi cả gia đình, bao gánh nặng đổ hết lên vai. (Ảnh minh họa)

Mỗi lúc đi làm mệt mỏi về nhà, thấy vợ an nhàn sung sướng ôm con là tôi lại bực dọc. Vợ người ta giỏi giang đỡ đần kinh tế cho chồng, thậm chí lương còn cao hơn chồng, trong khi đó việc nhà vẫn chu toàn. Còn vợ tôi con lớn rồi vẫn chẳng làm gì nên hồn, suốt ngày ở nhà đợi chồng mang tiền về nuôi.

  • Lý do chồng lén thưởng tiền Tết cho giúp việc khiến tôi choáng váng
  • Sốc "nặng" với khoản tiền Tết em dâu biếu bố mẹ chồng
  • Đã thế vợ còn suốt ngày để con ốm, mỗi lần đi viện lại tốn bao nhiêu tiền. Con 1 tuổi rồi mà cứ làm như nhỏ lắm, cô ấy cả ngày ôm rịt lấy con không chịu làm gì. Nhiều lần tôi bảo cố tìm việc gì, ở nhà thì để con chơi rồi tranh thủ mà làm kiếm thêm thu nhập. Nhưng vợ cứ bảo con nhỏ quá không tự chơi được để đùn đẩy, dựa dẫm vào tôi.

    Đợt này gần Tết, càng nghĩ tôi càng thấy chán. Tết nhất tiêu pha nhiều, quà cáp biếu sếp đến bố mẹ rồi chú bác trong dòng họ, bao nhiêu áp lực tôi đều phải gánh chịu hết. Nghe bạn bè kể vợ họ được thưởng tết bao nhiêu tiền mà tôi thèm quá. Ước gì mình cũng có cô vợ giỏi như vậy.

    Thu nhập của tôi thì vẫn ổn, cũng được thưởng một khoản nhưng nếu tôi cứ bỏ tiền chi tiêu thì vợ lại càng được đà lấn tới. Chính vì thế Tết này tôi phải nghiêm khắc hơn. 20 tháng Chạp, tôi đưa cho vợ 1 triệu tiền Tết bảo cô ấy cố gắng căn ke mua sắm trong suốt dịp Tết vì tôi chỉ có từng ấy tiền thôi.

    Tất nhiên tôi hiểu 1 triệu không thể đủ sắm Tết nhưng điều tôi muốn là vợ phải tự nghĩ cách xoay xở ra tiền. Không có thì về xin bố mẹ, chẳng lẽ ông bà không cho con gái được chục triệu tiêu Tết hay sao, cả năm trời tôi đã nuôi báo cô vợ rồi còn gì.

    Vợ tôi cầm 1 triệu im lặng không nói gì cả. Hôm sau tôi đi nhậu với đồng nghiệp về muộn, tới nhà thì cũng khoảng hơn 11 đêm.

    Đến khi mở cửa vào phòng ngủ thì tôi mới giật mình phát hiện chẳng thấy vợ con đâu. Đồ đạc của cô ấy cũng vắng ngắt. Rõ ràng vợ với con đã đi khỏi nhà rồi. Gọi điện mãi cô ấy mới nghe máy rồi tuyên bố sét đánh:

    - Tôi đưa con về quê ngoại ăn Tết rồi, sẽ không lên nữa đâu. Đơn ly hôn tôi để trên bàn ấy, anh ký đi rồi đem đi nộp nhé.

    Dua tien Tet cho vo, dem khuya toi choang nhin phong ngu-Hinh-2

    Cô ấy không lên thì Tết này tôi về nhà nội ăn tết một mình à? (Ảnh minh họa)

    Vợ bảo tôi là người chỉ có thể ở bên cạnh khi sung sướng chứ lúc khó khăn hoạn nạn không thể cùng chia sẻ được. Con mới 1 tuổi, còn quá nhỏ chứ đâu phải lớn. Sức khỏe con không tốt hay ốm đau, tôi không thương con thương vợ thì thôi lại suốt ngày đòi hỏi vợ phải vừa trông con nhỏ 1 tuổi vừa kiếm ra tiền.

    Cô ấy vừa trông con và làm việc nhà, đồng thời nín nhịn những lời nói xúc phạm, gây tổn thương của tôi. Đến bây giờ thì mọi thứ đã quá sức chịu đựng. Một triệu tôi đưa, cô ấy dùng mua vé xe đưa con về quê, chấm dứt cuộc hôn nhân với tôi.

    Tôi căm tức gào lên bắt vợ phải bế con lên ngay lập tức. Sắp Tết nhất tới nơi rồi còn dở chứng đòi ly hôn. Cô ấy không lên thì Tết này tôi về nhà nội ăn tết một mình à? Ai là người phụ trách Tết ở nhà tôi? Song vợ chỉ lạnh lùng dập máy, tôi gọi lại hàng trăm cuộc cũng không thèm nghe nữa.

    Tôi bức xúc quá, phải làm thế nào để vợ nghe lời? Tôi chưa muốn ly hôn.

    Bực dọc anh em cọc chèo

    Với mối quan hệ anh em cọc chèo, đặc biệt vấn đề tiền bạc cần phải rõ ràng, không nhập nhèm. 

    Ngày làm đám giỗ ông cố nội của mấy sắp nhỏ, 2 ông anh rể lớn trong nhà tới trước, lui hui nấu nướng. Tới khi việc cúng bái xong xuôi, mọi người alo mãi mới thấy ông em rể út chạy ghé qua để… ăn. Sự việc cứ lặp lại riết như vậy, là bắt đầu xảy ra chuyện…

    “Bực dọc anh em cọc chèo”

    Gia đình chị hàng xóm dưới quê đúng là điển hình của việc “bực dọc anh em cọc chèo”. Ba má chị sinh 5 người con, 1 con trai và 4 con gái. Lần lượt các con lấy vợ, lấy chồng rời xa khỏi nhà. Nhưng rất hay là gia đình có nề nếp tụ tập nhau ăn uống mỗi khi rảnh rỗi để các cụ thân sinh có thời gian vui vầy cùng con cháu. Bữa thì cùng nhau mổ heo, gói bánh tét vào dịp lễ tết; bữa thì cùng nhau nướng thịt kiểu Texas ăn với bánh mỳ giống ngoài tiệm; bữa lại đổ bánh xèo nhộn nhịp từ trưa đến tối. 5 người con cùng với chồng, vợ và thế hệ F2 đông đúc, chỉ cần nghe tiếng lao xao ngoài cổng, đã đủ ông bà già cười tươi chẳng thiết gì ăn uống.

    Nhưng trong chuyện vui cũng xen những chuyện chẳng vui chút nào. Trong 4 anh em cọc chèo thì 2 anh lớn rất chăm lo cho gia đình vợ. Bất cứ việc gì trong gia đình bên vợ họ đều không thể vắng mặt. Từ việc lớn như xây nhà, chống dột, chống thấm mỗi khi mùa mưa đến, tới việc nhỏ như phụ giúp bên nhà ngoại nấu nướng đồ ăn vào các dịp sum họp gia đình. Không quá khéo tay, tuy nhiên sự góp mặt của 2 anh em này khiến không khí xôm tụ hẳn. Họ làm cùng nhau, trêu đùa nhau và chẳng nề hà “việc của nhà ông bà ngoại”. Trái ngược với họ, 2 ông em vai vế nhỏ hơn thì rất ít khi tham gia. 

    Người em út ở xa, có thể châm chước vì không có điều kiện tham gia các hoạt động chung trong gia đình. Còn cậu em cọc chèo thứ 3 thì nhà rất gần bên ngoại nhưng chẳng khi nào ghé qua phụ giúp việc gì. Đặc biệt trong những dịp giỗ chạp mời mọc đông khách rất cần con cháu tới lo việc cho ông bà, nhưng ông con rể này cũng không để tâm. Chỉ khi nào mọi người đã nấu nướng xong, anh này chạy xe tàng tàng tới. Có rất nhiều lần đại gia đình phải ngồi chờ, thậm chí điện thoại vài lần mới thấy “nhân vật VIP” này bỏ chút thời gian vàng ngọc ghé ăn.

    Ảnh minh họa.
    Ảnh minh họa. 
    Một bữa, cô bạn hàng xóm hớt hải qua nhà ba mẹ tôi, nhờ can thiệp. 2 ông anh cọc chèo lớn vì không chịu nổi tính cách trớt quớt của ông em cọc chèo thứ 3, nên đang rất to tiếng, có khả năng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Ông bà ngoại đang đi thăm người bà con cách đó khá xa nên nhà không có ai can ngăn được “đám cháy” này. Ba mẹ tôi qua khuyên nhủ, cả đám dịu giọng đành giải tán. Nhưng từ bữa ấy, tình cảm của mấy chị em gái trong nhà bị sứt mẻ ít nhiều.

    Chung một nhà, xa … khoảng cách

    Anh Hoàng Công Tâm, cây viết báo xông xáo ở Ninh Thuận đã rất tếu táo khi nói về chuyện tình cảm anh em cọc chèo. Anh nói: “Đã gọi là cọc chèo mà, đâu có thể ăn nhập được gì với nhau. Các cô có thấy, mấy ông lái đò phải lấy mái chèo để đẩy cái cọc ra xa không! Vướng víu nhau lắm!”. Theo định nghĩa rất cắc cớ ấy của anh, đã “chẳng thể ăn nhậu được thì cứ coi như hơn người dưng chút đỉnh là được”. Ở giữa họ, gạch nối là 2 người đàn bà, thì sợi dây liên hệ vô cùng mỏng manh và dễ đứt. Người ta rất dễ hoặc vì chồng hoặc vì chị em mà khiến người còn lại tổn thương. Do vậy, người xưa thâm thúy lắm mới gọi những người đàn ông ấy là anh em cọc chèo!

    Ở góc nhìn khác, anh Phạm Thanh Long, Giám đốc công ty Sài Gòn sách cho biết, cuộc sống tình cảm của con người vô cùng phức tạp. Khi có gia đình riêng, lại càng phải biết mình biết người mới mong mọi chuyện tốt đẹp. Với mối quan hệ anh em cọc chèo, đặc biệt vấn đề tiền bạc cần phải rõ ràng, không nhập nhèm. Đồng tiền khiến người ta gần sát bên nhau nhưng cũng là chất xúc tác để đẩy nhau ra xa. Thậm chí gia đình tan nát bởi tranh giành nhau quyền lợi. Anh Long nói: “Nếu xã hội quá quan trọng giáo dục truyền thống dân tộc (về nguồn) mà ít quan tâm tới truyền thống gia đình dòng họ, thì chắc chắn sẽ phải trả giá không hề rẻ về bài học đạo đức tình anh em, ruột thịt”.

    Anh Đỗ Xuân Lâm, kỹ sư điện tử thì khẳng định: “Tình cảm anh em cọc chèo giữa những người đàn ông vô tư thì rất thoải mái. Chúng tôi có thể trà dư tửu hậu cùng nhau rất nhiều câu chuyện. Thậm chí, chia sẻ với nhau cả khi khó khăn cũng như lúc thuận lợi. Nhưng thực sự, đôi khi cũng phức tạp và khó nói lắm. Nếu tránh được bất cứ va chạm gì thì nên tránh. Bởi tôi cho rằng, mối quan hệ anh em cọc chèo nó rất .. chồng chéo và loằng ngoằng!”

    “Nhà điều phối” cần chuyên nghiệp

    Ông bà Năm, nhà hàng xóm có đông con rể từ bữa có chuyện to tiếng, đã tìm nhiều cách để các con hòa thuận như trước. Ba mẹ tôi kể, ông Năm tự tay làm các đôi đũa dừa gửi tặng cho từng gia đình nhỏ của các con gái. Mỗi khi nhà có đám giỗ chạp, ông bà đều dặn dò các con gái đưa chồng con về vào khoảng thời gian chính xác. Nếu ai có công việc riêng chưa về được, hoặc vắng mặt, thì cần thông báo cho cả nhà.

    Không chỉ tụ tập các con nấu nướng ăn uống tại nhà, mỗi năm ông bà Năm đều chọn mua tour du lịch trọn gói vào thời điểm các cháu nghỉ hè, để tình cảm cả gia đình thêm gắn bó. Ông Năm nói, ông không chỉ muốn các chàng rể gắn bó và có trách nhiệm với bên gia đình vợ, mà còn là tấm gương để các cháu nội, ngoại soi vào. Thế hệ nhí này cũng rất cần khoảng thời gian chia sẻ vui buồn cùng nhau trong mọi sinh hoạt để tới khi ông bà trăm tuổi, thì sẽ biết gắn bó và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

    “Dù rằng sự xích mích của mấy anh em cọc chèo chúng nó có làm chút buồn phiền đến mọi người trong gia đình, nhưng tui chẳng nói năng thêm cho nặng chuyện. Tui chỉ dạy đám con gái tui về nói nhẹ nhàng với chồng mình, vậy là êm cửa êm nhà!”, ông Năm chia sẻ bí quyết của mình với bà con láng giềng.

    Sao ngày Tết lại có các câu hỏi vừa vô duyên vừa 'tạo nghiệp' đến vậy?

    Tết là sum vầy, không phải để đối mặt với hàng loạt câu hỏi chẳng ra gì. Đừng làm mọi người giận dỗi nhau vào ngày đầu xuân năm mới!
     

    Sao ngay Tet lai co cac cau hoi vua vo duyen vua 'tao nghiep' den vay?
     Liệu chuyện người khác lấy chồng có ảnh hưởng đến tài chính nhà bạn hay lũng đoạn nền kinh tế quốc dân không mà thích hỏi thế nhỉ? Tết là sum vầy không phải nói móc nhau, được chứ?

    Tin mới