Đức Phật dạy về 5 tiêu chí khắc phục lòng sân hận

Mượn đối tượng khác để thay thế là cách đào tẩu, bế tắc, không phải giải pháp tốt. 

Đức Phật dạy về 5 tiêu chí khắc phục lòng sân hận
Sự đào tẩu chỉ có giá trị tạm thời. Muốn tháo gỡ lòng sân lâu dài và dứt điểm thì gút mắc xuất hiện lòng sân với ai, phải tháo gỡ với người đó.
Thứ nhất, chọn thời điểm thích hợp. Nếu phát biểu quan điểm để tháo gỡ sự hiểu lầm trong giao tế nên phát ngôn đúng thời thì mới có kết quả. Nói đúng thời điểm là người nghe cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng đón nhận. Lúc thời cơ tốt, chia sẻ vấn đề có nghệ thuật thì lời góp ý sẽ được tiếp nhận.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thứ hai, sự chân thật và lòng chân thành. Người phát ngôn cần nói bằng ngôn ngữ của con tim với nội dung và lời lẽ chân thật, không thêm thắt sự kiện. Sự kiện diễn ra như thế nào thì mô tả như vậy, đừng để dòng cảm xúc biến thiên lên xuống theo sự kiện. Sự chân thành làm sự thật phơi bày mà không chạm đến lòng tự ái của người nghe.
Thứ ba, sử dụng lời nói nhu nhuyễn. Khái niệm nhu nhuyễn được đức Phật lấy từ hình ảnh vải lụa Kali ở vùng Vanarasi, địa danh nổi tiếng nhất về lụa tại Ấn Độ thời cổ đại. Bề mặt của vải lụa rất mịn màng làm cho người mặc có cảm giác thoải mái, dễ chịu trong mọi mùa. Mặt khác, vải lụa còn có giá trị làm trang sức, tăng thêm sự sang trọng cho người mặc (người đẹp vì lụa). Phải dùng ngôn ngữ nhu nhuyễn giống như lụa, ngữ điệu hòa nhã, dễ chịu, êm ái. Tuy nhiên, đừng lạm dụng trong những tình huống không cần thiết.
Thứ tư, nội dung và sự kiện có ích. Trình bày quá nhiều sự kiện sẽ làm người nghe chán ngán. Đề cập quá nhiều điều cùng một lúc làm người nghe thoái thất tâm Bồ đề, nản lòng thối chí, bối rối, chán chường, yếm thế và rút lui. Người khôn ngoan muốn đặt giá trị lợi ích lên trên các mối quan hệ giao tế thì sự hiểu biết, cảm thông, xây dựng là những yêu cầu không thể thiếu. Trong đối thoại, chỉ đề cập đến những gì thật sự có lợi ích nhằm giúp cho người nghe có những thay đổi tích cực.
Thứ năm, nói với tâm từ bi. Đây là tiêu chí nền tảng và quan trọng nhất so với bốn tiêu chí vừa nêu. Khi có lòng từ bi, sẽ nói đúng thời điểm cần thiết, lời nói chân thật, không tô hồng bôi đen, ngôn ngữ diễn đạt mang tính nhu nhuyễn và nội dung trao đổi luôn có nhiều giá trị lợi ích, hoàn toàn không gây tác hại cho người nghe.
Ứng dụng năm tiêu chí trên vào các mối quan hệ thì làm giảm bớt sự căng thẳng của lòng sân, nỗi khổ niềm đau và chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống. Hành giả hãy tâm niệm và học tập cách giữ tâm, không để tâm bị biến nhiễm từ trạng thái an vui hạnh phúc trở nên sân hận khổ đau, đừng nói những lời nói khó nghe, gây chia rẽ, hận thù, đổ nát… Mà phải nói và sống với tâm từ bi.
Để thực tập chuyển hóa lòng sân hận, có thể chọn đối tượng được xem là người khó thương, khó ưa nhất đối với bản thân hay người đã gây cho mình nỗi khổ niềm đau nhiều nhất. Nếu thực tập thành công thì không có chuyện khó nào trong cuộc đời mà không làm được. Thực tập trải rộng tâm từ bi lên đối tượng khó ưa nhất. Sau đó, thực tập mở rộng tâm từ bi đến muôn loài và mọi vật.
Thực tập lòng từ bi theo mô hình ngược là thực tập sống chung với đối tượng dễ ghét trước, sau đó mới tới người dễ thương là nhằm nhắm vào bản chất cái gút của lòng sân. Khi cái gút của lòng sân được giải quyết thì mọi thứ sẽ được chuyển hoá. Cách thực tập này giúp ý thức và biết tôn trọng dòng cảm xúc, thoát khỏi nỗi khổ niềm đau. Phải thấy mấu chốt của tất cả mâu thuẫn và đổ vỡ trong cuộc đời phải được chuyển hóa ngay chính đối tượng tạo ra sự mâu thuẫn đó, chứ không phải đối tượng khác.
Mượn đối tượng khác để thay thế là cách đào tẩu, bế tắc, không phải giải pháp tốt. Sự đào tẩu chỉ có giá trị tạm thời. Muốn tháo gỡ lòng sân lâu dài và dứt điểm thì gút mắc xuất hiện lòng sân với ai, phải tháo gỡ với người đó.
Trích dẫn: Cuốn sách " Cách chuyển hóa sân hận" của tác giả Thượng tọa Thích Nhật Từ.

Sân hận là cách con người tự bảo vệ sự yếu đuối

Sân giận là một cách tự bảo vệ trái tim yếu đuối của mình.

Sân hận là cách con người tự bảo vệ sự yếu đuối
Cách này thì trước mắt cảm thấy mình được bảo vệ, nhưng lại mang đến nhiều phiền não theo sau, về lâu dài thì càng tổn hại cho bản thân.

Chuyển hóa sân hận

Sân hận là một dạng tâm lý tiêu cực tồn tại tiềm ẩn trong mỗi con người, thường sinh khởi, bộc phát mỗi khi gặp điều kiện nhân duyên thích hợp.

Chuyển hóa sân hận
Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. Trong kinh Đức Phật thường gọi sân cùng với tham, si là ba độc. Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ… Nếu trong tâm có những con rắn độc tham, sân, si thì phải mau trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng làm hại” (Kinh Di giáo).
Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau.
Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn
và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau. 

Sự linh ứng của Bồ-tát có mâu thuẫn với luật nhân quả?

Trì chú Đại bi (hay tu tập, làm phước nói chung) chính là nỗ lực tạo ra những duyên tốt để thành tựu quả tốt đẹp hơn.

Sự linh ứng của Bồ-tát có mâu thuẫn với luật nhân quả?
HỎI: Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn.

Tin mới