Dùng AI dựng chân dung vợ yêu Càn Long, kết quả không tin nổi

Dùng AI dựng chân dung vợ yêu Càn Long, kết quả không tin nổi

Thuần Huệ hoàng quý phi được vua Càn Long hết mực sủng hạnh. Bà được ban cho tước hiệu Hoàng Quý phi ngay khi Hoàng hậu còn tại vị. Hình ảnh phục dựng bằng AI cho thấy Thuần Huệ hoàng quý phi là một giai nhân tuyệt sắc.

Xem toàn bộ ảnh
Theo sử sách, Thuần Huệ Hoàng Quý phi (1713 - 1760) là Hoàng Quý phi duy nhất trong lịch sử nhà Thanh xuất thân người Hán được hưởng lễ sắc phong khi còn sống. Từ một người có xuất thân bình thường, bà từng bước có được địa vị cao trong cung nhờ được  vua Càn Long sủng ái.
Theo sử sách, Thuần Huệ Hoàng Quý phi (1713 - 1760) là Hoàng Quý phi duy nhất trong lịch sử nhà Thanh xuất thân người Hán được hưởng lễ sắc phong khi còn sống. Từ một người có xuất thân bình thường, bà từng bước có được địa vị cao trong cung nhờ được vua Càn Long sủng ái.
Sinh năm 1713, Thuần Huệ hoàng quý phi có gốc là họ Tô, không rõ tên thật và lớn lên trong một gia đình bình thường ở Tô Châu. Khi đến tuổi trưởng thành, bà bước chân vào Tiềm Để để làm Cách Cách của Bảo Thân Vương Hoằng Lịch - con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế.
Sinh năm 1713, Thuần Huệ hoàng quý phi có gốc là họ Tô, không rõ tên thật và lớn lên trong một gia đình bình thường ở Tô Châu. Khi đến tuổi trưởng thành, bà bước chân vào Tiềm Để để làm Cách Cách của Bảo Thân Vương Hoằng Lịch - con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế.
Năm 1735, Cách Cách Tô thị hạ sinh cho Bảo Thân Vương Hoằng Lịch một con trai là tam A ca Vĩnh Chương. Cùng năm đó, Hoằng Lịch đăng cơ lên ngôi vua lấy hiệu là Càn Long Đế. Sau đó, ông sắc phong cho các phi tần và Cách Cách Tô thị được phong làm Thuần tần. Hai năm sau, Thuần tần tiếp tục được phong làm Thuần phi.
Năm 1735, Cách Cách Tô thị hạ sinh cho Bảo Thân Vương Hoằng Lịch một con trai là tam A ca Vĩnh Chương. Cùng năm đó, Hoằng Lịch đăng cơ lên ngôi vua lấy hiệu là Càn Long Đế. Sau đó, ông sắc phong cho các phi tần và Cách Cách Tô thị được phong làm Thuần tần. Hai năm sau, Thuần tần tiếp tục được phong làm Thuần phi.
Đến năm 1744, Thuần phi hạ sinh thêm cho vua Càn Long một tiểu hoàng tử nữa là lục A ca Vĩnh Dung. Đến năm 1745, nhà vua tấn thăng Thuần phi thành Thuần Quý phi. Tiếp đến, Thuần Quý phi hạ sinh thêm một cách cách cho vua Càn Long, được gọi là Hòa Thạc Hòa Gia Công Chúa.
Đến năm 1744, Thuần phi hạ sinh thêm cho vua Càn Long một tiểu hoàng tử nữa là lục A ca Vĩnh Dung. Đến năm 1745, nhà vua tấn thăng Thuần phi thành Thuần Quý phi. Tiếp đến, Thuần Quý phi hạ sinh thêm một cách cách cho vua Càn Long, được gọi là Hòa Thạc Hòa Gia Công Chúa.
Năm 1760, vua Càn Long hạ chỉ dụ phong Thuần Quý phi thành Thuần Hoàng Quý phi ngay khi Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị còn tại vị.
Năm 1760, vua Càn Long hạ chỉ dụ phong Thuần Quý phi thành Thuần Hoàng Quý phi ngay khi Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị còn tại vị.
Thông qua tranh vẽ và các ghi chép trong sử sách, các chuyên gia đã dùng trí tuệ nhân tạo (AI) phục dựng chân dung Thuần Huệ hoàng quý phi. Khi xem các bức ảnh phục dựng bằng AI, mọi người trầm trồ trước nhan sắc kiều diễm, các đường nét trên gương mặt vô cùng hài hòa khiến người đối diện bị "hớp hồn".
Thông qua tranh vẽ và các ghi chép trong sử sách, các chuyên gia đã dùng trí tuệ nhân tạo (AI) phục dựng chân dung Thuần Huệ hoàng quý phi. Khi xem các bức ảnh phục dựng bằng AI, mọi người trầm trồ trước nhan sắc kiều diễm, các đường nét trên gương mặt vô cùng hài hòa khiến người đối diện bị "hớp hồn".
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.

GALLERY MỚI NHẤT