Dùng cưa sắt giải cứu nai hoảng loạn vì mắc kẹt sừng

(Kiến Thức) - Cảnh sát bang Minnesota, Mỹ vừa phải sử dụng súng điện Taser, cưa sắt để giải phóng một con nai bị mắc kẹt sừng.

Xem clip: Xem giải cứu nai mắc kẹt bằng súng điện, cưa sắt

Cảnh sát bang Minnesota, Mỹ cho biết họ đã phải sử dụng súng điện Taser chế ngự con nai hoảng loạn và giúp gỡ bỏ gạc của nó đang mắc vào gạc một con nai khác đã chết.
Dung cua sat giai cuu nai tuyet vong vi mac ket sung
Con nai còn sống vùng vẫy tìm cách thoát nạn. 
Được biết, cảnh sát đã nhận được một cuộc gọi từ người dân cho biết hai con nai vướng gạc vào nhau trong một khu rừng gần khu dân cư. Khi họ đến, con nai còn sống vùng vẫy một cách hoảng loạn để thoát ra nhưng vô ích, con còn lại thì đã chết.
Dung cua sat giai cuu nai tuyet vong vi mac ket sung-Hinh-2
 Súng điện, cưa sắt được dùng để cứu giúp chú nai bị mắc kẹt.
Những người tham gia giải cứu đã tham khảo ý kiến từ các cơ quan động vật hoang dã trước khi quyết định sử dụng súng điện Taser (loại súng được trang bị cho lực lượng bảo vệ pháp luật ở Mỹ, bắn ra đạn là hộp điện nhỏ có dây gai ở phía trước. Mỗi lần bắn trúng đạn sẽ găm vào mục tiêu và gây sốc điện cho nạn nhân trong 20 giây bởi dòng điện lên đến 500V. Đối tượng sẽ mất kiểm soát tạm thời đối với hệ cơ và ngã vật xuống đất, không thể kháng cự) để ngăn chặn con nai làm tổn thương đến bản thân hay những người giải cứu.

Một cái cưa sắt nhỏ cũng được dùng hỗ trợ cắt đứt một phần gạc của con còn sống. Ngay khi tỉnh lại, con nai đã nhanh chóng chạy lui vào rừng. Việc giải cứu được quay bởi cảnh sát và được đưa lên YouTube .

Trường hợp một con nai chết và một con còn sống là rất hiếm hoi. Thường sau mỗi trận chiến, gạc nai bị mắc vào nhau thì cả hai đều chết trước khi được tìm thấy bởi chính quyền.

“Quái thú” bị tên đâm xuyên đầu không hề hấn

(Kiến Thức) - Con nai dù bị thương nhưng vẫn có thể ăn, chạy và đặc biệt là vết thương có mũi tên không chảy máu, cũng như nhiễm trùng.

Hình ảnh kinh hoàng về một chú nai với mũi tên đâm xuyên qua phần đầu chạy nhảy tung tăng đi tìm thức ăn đã được phát hiện và chụp ảnh lại.

Vết thương của con nai không hề chảy máu hay có hiện tượng nhiễm trùng.
 Vết thương của con nai không hề chảy máu hay có hiện tượng nhiễm trùng.

Nai sừng tấm mẹ đẻ rơi sau tai nạn kinh hoàng

(Kiến Thức) - Một em bé nai sừng tấm đã chào đời ngay trong chiếc xe hơi gây tai nạn với người mẹ của nó.

Anh chàng Jesper Modin, đang lái xe ở khu vực Oestersund, Bắc Thụy Điển thì va phải một con nai sừng tấm, làm vỡ tan cửa kính phía trước, con thú mẹ lúc đấy đang mang thai bị lọt thỏm vào trong xe, chuẩn bị cho sự chào đời của nai con.
Anh chàng Jesper Modin, đang lái xe ở khu vực Oestersund, Bắc Thụy Điển thì va phải một con nai sừng tấm, làm vỡ tan cửa kính phía trước, con thú mẹ lúc đấy đang mang thai bị lọt thỏm vào trong xe, chuẩn bị cho sự chào đời của nai con. 
Cơ thể nai sừng tấm mẹ bị nhào lộn vài vòng trên không trước khi đập vỡ kính chắn gió, nên bị thương khá nặng, phần ruột và dạ dày của con vật bị rách.
Cơ thể nai sừng tấm mẹ bị nhào lộn vài vòng trên không trước khi đập vỡ kính chắn gió, nên bị thương khá nặng, phần ruột và dạ dày của con vật bị rách. 
Khoảnh khắc sau cú va đập khủng khiếp, Jesper tìm thấy nai sừng tấm con ở chỗ ngồi của hành khách, vẫn còn gắn liền với mẹ của nó bằng dây rốn.
Khoảnh khắc sau cú va đập khủng khiếp, Jesper tìm thấy nai sừng tấm con ở chỗ ngồi của hành khách, vẫn còn gắn liền với mẹ của nó bằng dây rốn
Điều kỳ diệu là nai con vẫn còn sống mặc dù bị tác động gây chấn thương. Nhưng mẹ nó thì đã chết ngay sau khi sinh.
Điều kỳ diệu là nai con vẫn còn sống mặc dù bị tác động gây chấn thương. Nhưng mẹ nó thì đã chết ngay sau khi sinh
Tuy nhiên, sau khi gọi cảnh sát và những chuyên gia về động vật hoang dã, tin buồn là nai con sẽ không thể sống mà không có mẹ.
Tuy nhiên, sau khi gọi cảnh sát và những chuyên gia về động vật hoang dã, tin buồn là nai con sẽ không thể sống mà không có mẹ. 
Hiện trường chiếc xe sau vụ tai nạn khủng khiếp, chứng kiến sự ra đời của nai sừng tấm con.
Hiện trường chiếc xe sau vụ tai nạn khủng khiếp, chứng kiến sự ra đời của nai sừng tấm con. 

Loài ếch... chết vào mùa đông, sống lại vào mùa hè

(Kiến Thức) - Loài ếch gỗ Alaska có thể “hóa đá” gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình từ -14,6 đến -18 độ C, sau đó sống lại vào mùa hè.

Có một số loài sinh vật có khả năng chịu được nhiệt độ âm vào mùa đông, nhưng không loài nào có khả năng chịu đựng tuyệt vời như ếch gỗ Alaska. Ếch gỗ Alaska thiết lập kỷ lục chịu lạnh giỏi nhất trong số các loài động vật có xương sống khi nó có thể “hóa đá” trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Đến mùa xuân, chúng sống lại một cách kỳ diệu.

Loai ech... chet vao mua dong, song lai vao mua he
 Ếch gỗ Alaska tự rã đông băng đá sống lại trong mùa hè.
Trong thời gian “hóa đá” ngủ đông của mình, hơn 60 % cơ thể của ếch gỗ Alaska đóng băng, con vật ngừng thở và tim ngừng đập. Mặt thể chất cũng như các hoạt động chuyển hóa và đào thải trong cơ thể tạm dừng lại, giống hệt như một người chết. Trong thực tế, ếch gỗ Alaska có thể trải qua 10-15 chu kỳ đóng băng/ tan băng trong suốt một mùa đông.
Loai ech... chet vao mua dong, song lai vao mua he-Hinh-2
60 % cơ thể của ếch gỗ Alaska đóng băng, ngừng thở và tim ngừng đập.
Nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Đồng thời, các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện hiệu quả việc hóa đá. Trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp động vật sống sót qua thời kỳ giá rét.

Xem clip: Ếch gỗ Alaska chết đi, sống lại thần kỳ


Loài lưỡng cư nhỏ bé có thể tồn tại trong trạng thái gần như hoàn toàn bị đóng băng trong mùa đông, trở về với cuộc sống một cách kỳ diệu ngay khi mùa xuân đến. Thông qua cơ chế đóng băng của những con ếch gỗ, các nhà nghiên cứu y khoa đang tìm ra phương pháp đông lạnh và rã đông các cơ quan, các mô sống mà không gây tổn hại để áp dụng lên một số lĩnh vực như cấy ghép nội tạng.

Tin mới