Dùng dao chém anh ruột tử vong trong ngày giỗ bố ở Thanh Hóa

Sau khi kết thúc đám giỗ, mọi người đã ra về giữa Nguyễn Văn Thanh và anh Toàn xảy ra xô xát. Thanh cầm dao chém vào cổ anh Toàn khiến nạn nhân tử vong.

Ngày 17/8, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết Cơ quan Cảnh sát Công an tỉnh đã bắt giữ Nguyễn Văn Thanh (SN 1978; ngụ thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) để làm rõ hành vi "Giết người".
Dung dao chem anh ruot tu vong trong ngay gio bo o Thanh Hoa
Ảnh minh họa. 
Trước đó, trưa 16/8, tại gia đình anh Nguyễn Văn Nghiên (SN 1984 ở thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long, Quảng Xương) tổ chức cúng giỗ cho bố, có 2 anh trai ruột là Nguyễn Văn Toàn (SN 1967) và Nguyễn Văn Thanh cùng nhiều anh em, họ hàng đến tham gia.
Đến khoảng 13h00 cùng ngày, sau khi kết thúc đám giỗ, mọi người đã ra về, còn lại vợ chồng anh Toàn ở lại chơi. Lúc này Nguyễn Văn Thanh đi sang lấy quạt nhà mình về thì gặp anh Toàn, do có mâu thuẫn, bất đồng quan điểm về việc bàn bạc, thống nhất tổ chức cúng giỗ từ tối hôm trước (15/8/2023), nên Thanh và anh Toàn tiếp tục xảy ra xô xát, cãi nhau.
Bực tức, anh Toàn dùng tay đấm vào người Thanh, Thanh cầm 1 con dao ở gần đó chém vào cổ anh Toàn, anh Toàn dùng tay bịt vào vết chém và chạy về nhà (cách đó khoảng 20m) lấy 1 thanh tuýp sắt để định quay ra đánh nhau với Thanh nhưng do mất nhiều máu nên anh Toàn tử vong tại sân nhà.
Hiện vụ dùng dao chém anh ruột tử vong trong ngày giỗ bố đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý theo quy định.
>>> Xem thêm video: Con trai ngáo đá chém chết bố, mẹ và bà nội

Nguồn: VTV 24.

Vác kiếm chém trộm, người đàn ông ân hận khi nhận án 12 năm tù

Qua camera, phát hiện chiếc xe ba gác bị lấy trộm, Lê Văn Anh vác kiếm đuổi theo tên trộm, chém liên tiếp vào một trong 3 kẻ trộm...

Hôm nay (21/6), TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Lê Văn Anh (SN 1989, quê Thanh Hóa), Nguyễn Bá Dũng (SN 1986), Nguyễn Văn Long (SN 1988, đều  ở Thanh Oai) và Quyền Văn Ước (SN 1979, ở Chương Mỹ) ra xét xử tội Giết người và Trộm cắp tài sản.

Theo cáo buộc, do cần tiền tiêu, khoảng 3h ngày 24/2/2020, bộ ba Nguyễn Bá Dũng, Nguyễn Văn Long và Quyền Văn Ước mang theo đồ nghề trộm cắp, phóng xe máy đến thôn Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Khi bị xử chém đầu, tại sao phạm nhân bị nhét nút gỗ vào miệng?

Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, có rất nhiều hình thức xử phạt những người phạm tội và mức độ cao nhất chính là xử tử. Xử tử cũng có nhiều hình thức và chém đầu là một trong số đó.

Với các phạm nhân bị xử chém, trong quá trình bị giải ra pháp trường đợi đến giờ Ngọ ba khắc, trong miệng họ thường bị nhét nút gỗ vào miệng, nút gỗ nhét vào miệng phạm nhân ấy được gọi là "mộc lê".

Nguyên nhân phạm nhân bị nhét nút gỗ vào miệng trước khi bị xử chém

Suy cho cùng, những phạm nhân bị xử tử đều là những kẻ sắp bước lên "cầu Nại Hà", vậy tại sao còn phải chặn miệng họ? Quy định này có từ bao giờ?

Theo trang Sohu (Trung Quốc), quy định chặn miệng phạm nhân bị xử chém đầu được xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ của Võ Tắc Thiên.

Trong lịch sử, Võ Tắc Thiên là vị Nữ Hoàng đế duy nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc, bà từng là Tài Nhân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, là Chiêu Nghi và là người kế thừa của Đường Cao Tông. Vì Đường Cao Tông bệnh tật, ốm yếu, cho nên trong thời gian ông trị vì, Võ Tắc Thiên đã dần nắm được quyền lực triều chính trong tay.

Bấy giờ, khi vẫn còn là Hoàng hậu, Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông trọng dụng rất nhiều con em nhà gia cảnh khó khăn, điều này gây đả kích lớn đến rất nhiều dòng họ lớn và gia đình quý tộc trong triều. Trong thời gian này, có không ít người vô tội đã bị hại.

Khi bi xu chem dau, tai sao pham nhan bi nhet nut go vao mieng?

Ảnh minh họa.

Nhằm củng cố vững chắc quyền lực trong tay, Võ Tắc Thiên không từ thủ đoạn nhằm hạ bệ đối thủ của mình trên triều, đặc biệt là vào khoảng thời gian bà cùng Đường Cao Tông lấy danh nghĩa Nhị Thánh Thiên Hoàng, Thiên Hậu cùng nhau thượng triều.

Thủ đoạn của Võ Tắc Thiên ngày càng độc ác, tàn nhẫn, càng ngày càng có nhiều những nạn nhân bị nữ hoàng tiễn về nơi suối vàng.

Cho nên bấy giờ, khi những người bị Võ Tắc Thiên hãm hại bị giải đến pháp trường, trên đường đi, họ không ngừng công kích, mắng nhiếc Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên tuy là người có yếu tố tâm lý cứng cỏi, nhưng khi gài bẫy, mưu hại triều thần thì ít nhiều trong lòng bà cũng có chút lo sợ.

Giống như khi Võ Tắc Thiên mưu hại Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi, trước lúc chết, họ đã nói sẽ biến thành mèo để cắn chết Võ Tắc Thiên. Nghe vậy, Võ Tắc Thiên liền hạ lệnh sai thuộc hạ chặt tay hai người họ, sau đó cho bắt giết tất cả mèo trong cung. (Tuy nhiên việc này vẫn ám ảnh nữ hoàng, thậm chí sau này cứ nhìn thấy mèo là sợ)

Cũng tương tự như vậy với những phạm nhân bị xử tử khác, Võ Tắc Thiên hạ lệnh bịt miệng tất cả những kẻ không biết "giữ mồm giữ miệng", không cho họ cơ hội nói điều bất lợi cho mình.

Lý do khác khiến phạm nhân bị bịt miệng khi xử tử hình

Dùng nút gỗ nhét miệng phạm nhân sẽ khiến họ trước khi bị hành hình chẳng thể nói được câu gì.

Việc này là chuyện thường thấy ở thời cổ đại, nhưng thực tế vẫn còn có một nguyên nhân khác nữa, đó là dùng nút gỗ để phạm nhân không thể phát ra tiếng kêu la thảm thiết khi bị xử phạt lăng trì.

Khi bi xu chem dau, tai sao pham nhan bi nhet nut go vao mieng?-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Lăng trì là hình phạt tàn khốc nhất trong những hình phạt tử hình dưới thời phong kiến cổ đại Trung Hoa.

Người phải chịu hình phạt này cũng sẽ phải hứng chịu những nỗi đau đau đớn nhất, khi ấy cơ thể họ sẽ vượt khỏi khả năng chịu đựng, khó tránh sẽ nói ra hoặc phát ra âm thanh kêu la thảm thiết.

Trong trường hợp đó, nếu miệng của họ bị nhét nút gỗ, thì dù có đau đớn hơn nữa cũng chẳng thể phát ra âm thanh gì.

Từ những việc làm này, có thể thấy những luật lệ trong xã hội phong kiến xưa thực sự quá hà khắc. Xét cho cùng, xử tội chết đã là hình thức nặng nề nhất, cũng có nhiều hình thức xử tử nhẹ nhàng, việc giày vò thân xác người khác đến như vậy chẳng phải chỉ để thỏa mãn cảm xúc của người cầm quyền?

Tin mới