Đừng lầm tưởng lương tháng 13 là thưởng tết!

Trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn về bản chất của lương tháng 13 là thưởng tết, nguyên nhân vì sao?

Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa, quy định về lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều chi thêm một khoản lương gửi người lao động (NLĐ) vào dịp cuối năm nhằm quyết định thưởng cho NLĐ có khoảng thời gian gắn bó cống hiến cho công ty.
Dung lam tuong luong thang 13 la thuong tet!
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo người lao động) 
Mức lương tháng thứ 13 sẽ phụ thuộc vào quy chế của từng doanh nghiệp (thông thường thì bằng với mức lương tháng của người lao động được chi trả). Khoản tiền này được dùng để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc.
Đặc biệt, về bản chất, đây là khoản lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ thường được quy định, thể hiện tại nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
Mặt khác, tại thời điểm kí kết hợp đồng lao động giữa các bên, nếu trong hợp đồng lao động có quy định về khoản lương thứ 13 thì NSDLĐ bắt buộc phải thực hiện chi khoản lương này cho NLĐ.
Bên cạnh đó, do không có một quy định cụ thể nào về lương tháng 13 nên mỗi doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cách tính riêng cho hợp lý với công sức đóng góp của nhân viên cho đơn vị, doanh nghiệp mình.
Thực tế, lương tháng 13 thường được tính phụ thuộc vào mức lương hằng tháng của người lao động theo công thức:
Lương tháng thứ 13 = M x TLTB/12
Trong đó: M: là thời gian người lao động làm việc tính theo tháng trong năm tính thưởng; TLTB: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Quy định về thuế, tiền lương tháng 13 là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định và không tính vào mức lương đóng BHXH do bản chất là căn cứ vào tiền thưởng. Lương tháng 13 được trả vào tháng nào thì thuế thu nhập cá nhân được tính vào tháng đó cho người lao động.
Về thưởng tết, tại Điều 104, Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
“Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lương tháng thứ 13 không phải là thưởng Tết mà thưởng tết là khoản tiền thưởng do NSDLĐ quyết định thưởng cho NLĐ khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn, đồng nhất giữa lương tháng thứ 13 và thưởng tết là do cả 2 khoản tiền thưởng này đều được chi vào cuối năm và do NSDLĐ thông báo, quyết định.

Thưởng Tết giáo viên đang thiếu công bằng

Cứ dịp Tết đến, xuân về, hàng nghìn giáo viên trên khắp cả nước lại trông mong, hy vọng vào khoản thưởng Tết, khoản thu nhập có thể gọi là an ủi sau cả năm cống hiến.

Dẫu biết sự so sánh nào cũng khập khiễng khi có nhiều năm, GV ở nhiều địa phương nhận thưởng Tết là chai dầu ăn, vài kg gạo, thậm chí có những trường không có. Nhưng cũng có những nơi thưởng tết lên mấy chục triệu đồng.

Mức thưởng Tết âm lịch ở Hà Nội cao nhất 400 triệu đồng

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, mức thưởng Tết âm lịch năm nay cao nhất là gần 400 triệu đồng.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa tổng hợp báo cáo của 5.025 doanh nghiệp về tình hình tiền lương năm 2018 và kế hoạch thưởng Tết dương lịch, âm lịch năm 2019 trên địa bàn Hà Nội.

Tin mới