Dũng sĩ nổi danh sử Việt và chuyện ném đao xa 10 dặm

Lê Phụng Hiểu là dũng sĩ nổi danh thiên hạ. Tên tuổi và công trạng của ông không những được sử sách lưu danh, mà còn được dân gian truyền tụng nghìn đời.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Đến nay, năm sinh và năm mất của Lê Phụng Hiểu vẫn chưa thống nhất, chỉ có thông tin ông thọ 77 tuổi. Quê ông ở Băng Sơn, tổng Dương Sơn, huyện Cổ Đằng, lộ Thanh Hoá (nay thuộc xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Ngay từ nhỏ, ông rất yêu thích và ham mê các môn võ thuật. Lớn lên, Lê Phụng Hiểu nổi tiếng là đô vật nức tiếng trong vùng, thuộc hạng dũng sĩ “bạt sơn cửu đỉnh” như Hạng Vũ, Phàn Khoán ở Trung Quốc.
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng bấy giờ, làng Đàm Xá cậy đông người đã chiếm hết vùng đất màu mỡ mà lẽ ra phải thuộc về làng Cổ Bi. Lê Phụng Hiểu lúc đó chưa làm quan, đã đứng ra giúp làng Cổ Bi. Ông nói “một mình tôi có thể đánh được họ”. Các phụ lão làng Cổ Bi mừng lắm, bèn làm cơm rượu để thiết đãi Lê Phụng Hiểu.
Sau khi ăn hết một nồi cơm lớn, uống cả hũ rượu, Lê Phụng Hiểu đến "nói chuyện" với làng Đàm Xá. Dân làng kéo ra tấn công, ông cứ đứng thẳng lưng nhổ bật cây cối xung quanh mà quật. Dân làng bỏ chạy toán, buộc phải trả lại hết ruộng cho làng Cổ Bi. Từ đó, làng Đàm Xá không dám ỷ thế cậy đông mà chèn ép làng Cổ Bi nữa.
Vua Lý Thái Tổ nghe danh Lê Phụng Hiểu đã triệu ông vào triều bổ sung vào đội quân túc vệ, sau thăng dần đến chức Vũ vệ tướng quân. Ông đã để lại giai thoại về “nhát gươm định loạn” nổi tiếng trong lịch sử nước ta.
Sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà (1028), linh cữu còn chưa kịp an táng thì ba vương khác (con trai vua) là Đông Chính vương, Dực Đức vương và Vũ Đức vương cùng đem quân về triều, mai phục trong cung để đánh úp thái tử Phật Mã - người được truyền ngôi trước đó.
Thái tử đến điện Càn Nguyên, nhận thấy có biến, bèn sai tùy tùng đóng hết các cửa điện, ra lệnh cho vệ sĩ sẵn sàng phòng giữ.
Thái tử Phật Mã là người nặng lòng nhân nghĩa, xót tình cốt nhục không muốn cảnh anh em chém giết lẫn nhau. Chỉ khi quân của ba vương vây rát quá, thái tử mới đành ủy thác việc chống đối cho các triều thần.
Lúc ấy, Lê Phụng Hiểu rút gươm chạy thẳng tới cửa Quảng Phúc và hô to rằng: “Bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua kế vị vào đâu, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con. Vì thế, thần là Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này”.
Lê Phụng Hiểu chém chết Vũ Đức vương. Đông Chính vương và Dực Thánh vương chạy thoát.
Sau khi dẹp xong loạn tam vương, Lê Phụng Hiểu mặc nguyên giáp trụ chạy về điện Càn Nguyên, báo tin với Phật Mã. Thái tử hết sức ca ngợi lòng trung dũng của ông, sau khi lên ngôi đã phong làm Đô thống thượng tướng quân, tước Hầu.
Sau này, Lê Phụng Hiểu tiếp tục lập được nhiều chiến công cho triều đình. Tên tuổi và công trạng của ông không những được sử sách lưu danh, mà còn được dân gian truyền tụng.
Nhiều làng xã ở xứ Kinh Bắc, nơi ông từng đóng quân đánh giặc, đã tôn thờ Lê Phụng Hiểu làm thành hoàng. Trong các trò chơi dân gian, môn vật được tổ chức để tưởng nhớ Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu.

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ

(Kiến Thức) - Hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ sẽ sống mãi trong trái tim của nhân dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới. 

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho
 Nhân kỷ niệm 127 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kiến Thức xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những bức ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ, được trích ra từ ấn phẩm "Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta", xuất bản tháng 11/1970.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-2
 Chân dung nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc ở Pháp năm 1920.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-3
 Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua vào tháng 12/1920, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập ĐCS Pháp.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-4
 Chân dung đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô năm 1923. Sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 ở Moscow, Người về Quảng Châu hoạt động cách mạng.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-5
 Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945. Người về Việt Nam từ năm 1941 và lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi vào tháng 8/1945.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-6
 Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với hơn 10 vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội sau cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 2/1946.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-7
 Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian Người dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang đàm phán chính thức với chính phủ Pháp ngày 31/5/1945.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-8
 Hồ Chủ tịch làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-9
 Là người sáng lập và lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã theo dõi mặt trận suốt thời gian chiến dịch Biên giới năm 1950.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-10

Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào cuối năm 1953. 



Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-11
 Chân dung Hồ Chủ tịch sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-12
 Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ Bác Hồ vào tháng 5/1956.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-13
 Người nói chuyện với các học viên trường Nghệ thuật sân khấu trung ương.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-14
 “Người ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi từng bước, từng giờ” - Thơ Tố Hữu.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-15
 Hồ Chủ tịch cầm nhịp hát bài “Đoàn kết”.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-16
 Người đến thăm các chiến sĩ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1966.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-17
 Bác Hồ với các anh hùng và dũng sĩ miền Nam.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-18
 Bác Hồ trong trang phục của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-19
 Lời của Bác đồng hành cùng dân tộc: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Xuc dong hinh anh gian di va cao quy cua Bac Ho-Hinh-20
Hình ảnh giản dị và cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong trái tim của nhân dân VN và nhân loại yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. 

Chuyện lạ "nhát gươm định loạn" chấn động lịch sử Việt Nam

(Kiến Thức) - Lê Phụng Hiểu là dũng sĩ nổi danh thiên hạ. Tên tuổi và công trạng của ông gắn liền với câu chuyện "nhát gươm định loạn" đi vào  lịch sử dân tộc.

Cho đến nay, năm sinh và năm mất của Lê Phụng Hiểu vẫn chưa thống nhất, chỉ biết ông sống thọ tới 77 tuổi, quê ở Băng Sơn, tổng Dương Sơn, huyện Cổ Đằng, lộ Thanh Hoá (nay thuộc xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Tiết lộ cây đại đao nặng hơn 30 kg độc nhất sử Việt

Mạc Đăng Dung là một trong những vị vua gây tranh cãi trong lịch sử. Xuất thân nghèo khổ, bằng võ nghệ cao cường, ông từng bước trở thành trọng thần, rồi lập ra triều đại mới.

Mạc Đăng Dung sinh ngày 23/11 năm Quý Mão, tức ngày 22/12/1483. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
Theo các nguồn sử liệu, Mạc Đăng Dung chính là dòng dõi của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần và trạng nguyên Mạc Hiển Tích thời nhà Lý.
Từ trạng nguyên võ thành thái tổ của nhà Mạc
Mạc Đăng Dung hồi trẻ nổi tiếng là người có sức khỏe. Nhà nghèo, ông làm nghề đánh cá. Khi Lê Uy Mục tổ chức thi tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã tham dự và trúng Đô lực sĩ (còn được gọi là võ trạng nguyên), được vào đội quân Túc Vệ cầm dù theo vua. Đây chính là mốc mở đầu cho con đường công danh của ông.
Trong hàng ngũ võ quan nhà Lê, Mạc Đăng Dung tỏ ra là người thật thà, ngay thẳng. Nhờ có công “đánh nam dẹp bắc”, ông từng bước được thăng nhiều chức vụ quan trọng. Quyền lực của Mạc Đăng Dung rất lớn, kiểm soát toàn bộ triều đình. Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn viết rằng: "Công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục".
Tiet lo cay dai dao nang hon 30 kg doc nhat su Viet
Cây đại đao nổi tiếng của Mạc Đăng Dung hiện được lưu giữ trong thái miếu ở Nam Định. 

Năm 1524, Mạc Đăng Dung nắm chức Bình Chương quân quốc trọng sự, Thái phó, tước Nhân Quốc Công. Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi. Theo Lê Quý Đôn, “lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô”.

Ông lên làm vua từ ngày 15/6/1527 âm lịch đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, ông nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông), rồi lui về làm thái thượng hoàng.

Số phận của cây Định Nam đao hơn 30 kg

Sinh thời, Mạc Đăng Dung nổi tiếng là dũng tướng trên sa trường. Đến nay, nhiều giai thoại còn được lưu truyền về khả năng đánh trận của ông, trong đó có câu chuyện về cây Định Nam đao nặng hơn 30 kg của vị vua này.

Theo các nhà sử học, đây chính là một trong hai cây đao của đấng quân vương từng sử dụng ở châu Á còn tồn tại đến ngày nay. Cây đao còn lại của hoàng đế Triệu Khuông Dẫn - người lập ra nhà Tống, vốn cũng xuất thân từ một dũng tướng trên chiến trường.

Tương truyền, trước khi làm quan, Mạc Đăng Dung đi qua một lò rèn. Người thợ chính thấy tướng mạo ông đặc biệt, đoán rằng sau này sẽ làm nên nghiệp lớn. Chính vì vậy, ông bèn đúc thanh đao tặng Đăng Dung và nói: "Cơ nghiệp sẽ dựng nên từ đây, cây đao này chỉ dành cho người có duyên, dùng nó sẽ làm nên sự lớn".

Điều này về sau đã trở thành hiện thực, Mạc Đăng Dung thi đỗ Võ trạng nguyên, lập nhiều chiến công trên chiến trường, khai lập ra triều Mạc.

Nhưng, cũng giống như số phận của nhà Mạc, ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, cây Định Nam đao của Mạc Đăng Dung cũng có số phận hết sức kỳ bí.

Sau này, khi nhà Mạc thất thủ năm 1592, con cháu Mạc Đăng Dung mang theo bảo đao, lui về đất Kiến Lao, Thiên Trường (Nam Định ngày nay), đổi sang họ Phạm để ẩn thân. Thanh đao vẫn là bảo vật, được thờ cúng. Cùng với thời gian, thanh đao bị thất lạc, phải tới năm 1938 mới tìm lại được.

Hiện nay, dù đã rỉ sét, thanh đao vẫn nặng hơn 25 kg, dài 2,55 m (cán dài 1,6 m, lưỡi dài 0,95 m). Theo các nhà khoa học ước tính, khi còn mới, nó phải nặng hơn 30 kg.

Theo GS sử học Nguyễn Khắc Thuần, ngày 22/9/2010, Định Nam đao của Mạc Thái tổ “trở về nguồn cội” khi chi Phạm gốc Mạc ở làng Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nghinh rước vật báu này về khu tưởng niệm Vương triều Mạc, đúng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tin mới