Dùng tên lửa bờ phong tỏa Trung Quốc có khả thi?

(Kiến Thức) - Có ý kiến cho rằng Mỹ nên sử dụng tổ hợp tên lửa đất đối hải ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để phong tỏa Trung Quốc, điều này có khả thi?

Gần đây, Tập đoàn RAND của Mỹ đã công bố bản báo cáo kiến nghị Quân đội Mỹ cần phải sử dụng chiến lược “phong tỏa tầm xa” của tên lửa đất đối hải triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc.
Báo cáo này có tiêu đề “triển khai tên lửa đất đối hải ở Tây Thái Bình Dương”, phân tích chi tiết không gian địa lý của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập trung vào việc Quân đội Mỹ làm thế nào sử dụng mạng lưới tên lửa đất đối hải ngăn chặn hành động của Hải quân Trung Quốc.
“Hiện nay Quân đội Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương không có khả năng về tên lửa đất đối hải. Nếu Quân đội Mỹ có sức mạnh này để ngăn chặn tàu Trung Quốc, trong thời chiến sẽ hình thành thế phong tỏa hoàn toàn”, báo cáo của RAND cho biết.
RAND còn tiến hành nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng tên lửa đất đối hải để cắt đứt tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc. “Tên lửa đất đối hải rất dễ sử dụng, trong chiến lược và chiến thuật đều có thể di chuyển. Tên lửa có thể triển khai tại nhiều điểm trên các chuỗi đảo trải dài hàng nghìn dặm, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tên lửa và Không quân Trung Quốc”, báo cáo cho biết.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải của Nhật Bản dùng tên lửa chống tàu Type 88 đạt tầm bắn xa đến 200km.
 Tổ hợp tên lửa đất đối hải của Nhật Bản dùng tên lửa chống tàu Type 88 đạt tầm bắn xa đến 200km.
Để chứng minh hiệu quả của việc triển khai tên lửa đất đối hải, báo cáo đã đưa ra bối cảnh tên lửa đối hải tầm ngắn và tầm trung sẽ uy hiếp Hải quân Trung Quốc ra eo biển Malacca, Sunda và quần đảo Lombok.
“Nếu Đài Loan và Nhật Bản xảy ra xung đột với Trung Quốc, tên lửa đối hải có tầm phóng 100-200 km khai tại Okinawa và phía Bắc Đài Loan có thể bao phủ tuyến đường tiến vào phía Nam đảo Okinawa của Hải quân Trung Quốc. Nếu Đài Loan không muốn tham gia vào hành động liên hợp để phong tỏa vùng biển này, Nhật Bản cũng có thể triển khai tên lửa đối hạm tầm phóng 200 km tại quần đảo Nansei”, báo cáo viết.
Ngoài ra, tên lửa đối hải có tầm phóng 100km triển khai tại Đài Loan, Malaysia và Philippines có thể bao phủ eo biển Luzon nằm giữa Philippines và Đài Loan, cũng như khu vực biển giữa Philippines với Brunei. “Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tính toán việc từ eo biển Triều Tiên để vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, trong bối cảnh đó, tên lửa đối hải có tầm phóng 200km triển khai tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đủ đối phó”, báo cáo cho biết.
Bình luận về báo cáo này, chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, từ góc độ chiến thuật quân sự thì báo báo này không sau, nhưng báo cáo này quên một điều là Trung Quốc cũng có lượng lớn tên lửa đối hải trên đất liền hàng đầu thế giới.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa lại Mỹ và đồng minh.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa lại Mỹ và đồng minh.
“Nếu Nhật Bản hay một quốc gia nào khác sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa tuyến đường ra của Quân đội Trung Quốc, thì cũng phải đối mặt với sự phong tỏa của tên lửa đất đối hải của nước này. Vì tầm phóng tên lửa Trung Quốc có thể là 200km, cũng có thể xa hơn, mà Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối hải tại bờ biển phía Đông đủ để phong tỏa tàu chiến của Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc một số quốc gia Đông Nam Á”, chuyên gia này nói.

Khám phá tên lửa phòng thủ bờ biển YJ-62 của TQ

Ngoài các loại tên lửa chống tàu lắp trên tàu chiến, Trung Quốc còn phát triển vũ khí diệt tàu tầm xa đặt trên đất liền. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ-62. Trong ảnh là các xe mang phóng tên lửa YJ-62 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.
Ngoài các loại tên lửa chống tàu lắp trên tàu chiến, Trung Quốc còn phát triển vũ khí diệt tàu tầm xa đặt trên đất liền. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ-62. Trong ảnh là các xe mang phóng tên lửa YJ-62 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tốc độ cận âm YJ-62 (hay còn gọi là C-602). Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tốc độ cận âm YJ-62 (hay còn gọi là C-602). Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất.

Trong ảnh là xe mang phóng tự hành chứa tên lửa YJ-62 của Trung đoàn phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Nam Hải trong hoạt động diễn tập chiến đấu.
Trong ảnh là xe mang phóng tự hành chứa tên lửa YJ-62 của Trung đoàn phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Nam Hải trong hoạt động diễn tập chiến đấu.

Dù không rõ “gốc gác” cũng như thành phần trang bị (hệ thống điều khiển, radar, hỏa lực) trong hệ thống phòng thủ bờ biển này. Tuy nhiên, có thể nhận ra kiểu xe mang phóng có nét gì đó khá giống với các kiểu xe mang phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Bal-E.
Dù không rõ “gốc gác” cũng như thành phần trang bị (hệ thống điều khiển, radar, hỏa lực) trong hệ thống phòng thủ bờ biển này. Tuy nhiên, có thể nhận ra kiểu xe mang phóng có nét gì đó khá giống với các kiểu xe mang phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Bal-E.

Binh lính Trung đoàn phòng thủ bờ biển Hạm đội Nam Hải đang triển khai lắp các ống phóng chứa đạn YJ-62 lên xe tự hành.
Binh lính Trung đoàn phòng thủ bờ biển Hạm đội Nam Hải đang triển khai lắp các ống phóng chứa đạn YJ-62 lên xe tự hành.

Mỗi xe tự hành mang được 3 đạn tên lửa YJ-62.
Mỗi xe tự hành mang được 3 đạn tên lửa YJ-62.

Tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 300kg. Đạn tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn hơn 400km. Trong ảnh là tên lửa hành trình YJ-62 rời bệ phóng.
Tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 300kg. Đạn tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn hơn 400km. Trong ảnh là tên lửa hành trình YJ-62 rời bệ phóng.

Tên lửa hành trình YJ-62 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động tự kích hoạt theo dõi mục tiêu khi cách 40km, khóa mục tiêu ở tầm 30km. Theo một số nguồn tin, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 7-10m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống vũ khí đánh chặn của đối phương.
Tên lửa hành trình YJ-62 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động tự kích hoạt theo dõi mục tiêu khi cách 40km, khóa mục tiêu ở tầm 30km. Theo một số nguồn tin, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 7-10m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống vũ khí đánh chặn của đối phương.

Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30m.
Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30m.

Tàu chiến Trung Quốc phóng "mưa" tên lửa trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Hạm đội Nam Hải vừa có cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông với sự tham gia của nhiều loại tàu khu trục, hộ vệ hạm và cả tàu ngầm.

Ngày 26/7, Hạm đội Nam Hải cùng một phần lực lượng Hạm đội Bắc Hải và Đông Hải đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Đông. Cuộc tập trận huy động rất nhiều tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nam Hải (tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu đổ bộ, tàu ngầm). Trong ảnh là hình ảnh đạn tên lửa hành trình chống tàu được phóng đi tàu ngầm phi hạt nhân tham gia tập trận.
 Ngày 26/7, Hạm đội Nam Hải cùng một phần lực lượng Hạm đội Bắc Hải và Đông Hải đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Đông. Cuộc tập trận huy động rất nhiều tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nam Hải (tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu đổ bộ, tàu ngầm). Trong ảnh là hình ảnh đạn tên lửa hành trình chống tàu được phóng đi tàu ngầm phi hạt nhân tham gia tập trận.
Nhiều khả năng loại tên lửa hành trình phóng từ dưới mặt nước trong tập trận có thể là loại Ưng Kích 8 vì hiện Hạm đội Nam Hải chủ yếu sử dụng tàu ngầm phi hạt nhân lớp Tống Type 039G (mà Ưng Kích 8 là loại tên lửa trang bị trên lớp tàu này).
  Nhiều khả năng loại tên lửa hành trình phóng từ dưới mặt nước trong tập trận có thể là loại Ưng Kích 8 vì hiện Hạm đội Nam Hải chủ yếu sử dụng tàu ngầm phi hạt nhân lớp Tống Type 039G (mà Ưng Kích 8 là loại tên lửa trang bị trên lớp tàu này).

Tin mới