Dùng trực thăng đưa vợ lính Trường Sa đi cấp cứu

(Kiến Thức) - Sau nhiều giờ bay khẩn cấp, trực thăng của Sư đoàn Không quân 370 đã kịp thời đưa nữ bệnh nhân là vợ lính Trường Sa vào đất liền cấp cứu.

Dùng trực thăng đưa vợ lính Trường Sa đi cấp cứu

Ngày 28/12, Trung đoàn 917 (thuộc Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng PK-KQ) đã dùng trực thăng bay ra huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để đưa chị Phạm Thị Thơm đang bị bệnh nặng vào đất liền để cấp cứu.

Bệnh nhân được đưa vào đất liền để cấp cứu là Phạm Thị Thơm (SN 1979, quê Quảng Bình, hiện đang cư ngụ tại thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), là nhân viên nấu ăn tại Hải đội 512, Lữ đoàn 127 thuộc Vùng 5 Hải quân.

truc thang dua vo linh truong sa di cap cuu hinh anh
 Sau khi nhận mệnh lệnh, chiếc trực thăng Mi - 171 cùng tổ lái đã tức tốc bay ra đảo Phú Quốc để đưa bệnh nhân vào đất liền cấp cứu.

Trước đó, sáng ngày 27/12, trên đường đi làm từ thị trấn An Thới lên thị trấn Dương Đông, chị Thơm bất ngờ bị côn trùng (chưa xác định loại gì) đốt vào tay trái rồi ngất xỉu trên đường. Một người đi đường đã phát hiện và đưa chị vào cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc.

Khi nhập viện, chị Thơm có những biểu hiện như lúc tỉnh táo, lúc hôn mê và có dấu hiệu co giật, khó thở nên các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc đã yêu cầu chuyển bệnh nhân vào bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) để cấp cứu và điều trị.

Ngay sau khi nhận lệnh, chiếc trực thăng Mi – 171 lập tức lên đường, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) hướng về đảo Phú Quốc (Kiên Giang) chở theo tổ quân y của Bệnh viện 175. Tổ bay gồm : Lái chính là Thượng tá Ngô Vi Sơn, lái phụ dẫn đường trên không Thượng tá Nguyễn Danh Đoan, cơ giới trên không Thượng tá Đặng Xuân Niệm và Thượng tá Nguyễn Hữu Cầu.

truc thang dua vo linh truong sa di cap cuu hinh anh 2
 
Chị Thơm có những biểu hiện như lúc tỉnh táo, lúc hôn mê và có dấu hiệu co giật, khó thở nên các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc đã yêu cầu chuyển bệnh nhân vào bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) để cấp cứu và điều trị.

Sau gần 2 giờ bay, chiếc trực thăng đã hạ cánh xuống sân bay Phú Quốc. Các bác sĩ nhanh chóng tiến về Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc, nơi bệnh nhân Phạm Thị Thơm đang cấp cứu.

Khi đến nơi, Thượng úy, Thạc sĩ, Bác sĩ CKI  Phạm Toàn Trung, tổ trưởng tổ quân y Bệnh viện Quân y 175 đã nhanh chóng chuyển tiếp các thiết bị y tế và cho cáng bệnh nhân lên máy bay. Bác sĩ Trung cho biết: “Bước đầu cho thấy, bệnh nhân bị sốc phản vệ do côn trùng đốt.  Hiện  tại sau khi được xử trí kịp thời, bệnh nhân tỉnh táo hơn, có thể nghe nói chuyện nhưng bị nhiễm trùng phần mềm tại vị trí bị đốt. Khi về bệnh viện, chúng tôi sẽ triển khai các phương pháp điều trị tốt nhất để cứu chữa bệnh nhân”.

Đại tá Đoàn Văn Chiều – Chính ủy Vùng 5 Hải quân cho biết : “Trước tình hình sức khỏe của bệnh nhân, chúng tôi đã báo cáo Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, đề nghị được chuyển bệnh nhân về đất liền để điều trị trong sáng nay”.

truc thang dua vo linh truong sa di cap cuu hinh anh 3
Chị Thơm là vợ của Trung úy QNCN Nguyễn Văn Kha, hiện anh Kha đang công tác tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Khi nghe tin vợ bị bệnh phải cấp cứu và được đơn vị, các đồng đội tận tình giúp đỡ anh đã rất yên tâm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Đi cùng chuyến bay về đất liền, ông Phạm Xuân Hợp (bố chị Thơm) xúc động nói: “Khi nghe tin con gặp nạn, cả gia đình vô cùng lo lắng. Nay được các chiến sĩ đưa về đất liền bằng máy bay và các bác sĩ cấp cứu kịp thời gia đình và tôi mừng lắm”.

Được biết, chị Thơm là vợ của Trung úy QNCN Nguyễn Văn Kha, hiện anh Kha đang công tác tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Khi nghe tin vợ bị bệnh và được đơn vị, các đồng đội tận tình giúp đỡ, anh đã cảm thấy rất yên tâm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 15h15p, bệnh nhân Phạm Thị Thơm được bàn giao cho các bác sĩ của bệnh viện Quân y 175, lên xe và đưa vào bệnh viện kịp thời.

truc thang dua vo linh truong sa di cap cuu hinh anh 4
 Hiện chị Thơm đang được điều trị và chăm sóc tại bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).

Gương mặt vẫn còn nét căng thẳng, Thượng tá Ngô Vi Sơn – Cơ trưởng trực thăng Mi – 171 cho biết : “Bay cấp cứu bệnh nhân ngoài đảo là nhiệm vụ thường xuyên của chúng tôi. Đó là mệnh lệnh chiến đấu thời bình. Dù hoạt động với cường độ cao, bay liên tục nhiều giờ trên biển nhưng chúng tôi luôn xác định quyết tâm tốt vì nhiệm vụ nhân đạo cứu người. Niềm vui của người thân bệnh nhân đó là nguồn động viên lớn cho chúng tôi trong công tác”.

Tính từ đầu năm 2014 đến nay, Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay cấp cứu, chuyển bệnh nhân từ các đảo: Trường Sa Lớn, Phú Quốc, Song Tử Tây, Thổ Chu… về đất liền.

Ngắm đội trực thăng “khủng” bay dịch vụ của Việt Nam

(Kiến Thức) - Hiện nay, đội trực thăng bay dịch vụ dân sự của Việt Nam gồm nhiều loại hiện đại được Nga, Pháp cung cấp.

Ngắm đội trực thăng “khủng” bay dịch vụ của Việt Nam
Ít ai biết rằng, hoạt động bay dịch vụ (chở khách, du lịch thăm quan, chụp ảnh, thăm dò dầu khí…) ở Việt Nam ra đời từ rất lâu, nhưng một phần do giá quá đắt nên không được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam hiện nay, công ty bay dịch vụ hàng không mạnh nhất là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu Binh Đoàn Hải Âu) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (thành lập năm 1980), chuyên kinh doanh các lĩnh vực như: bay thăm dò khai thác dầu khí; bay du lịch, chụp ảnh, cấp cứu; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); huấn luyện phi công…
  Ít ai biết rằng, hoạt động bay dịch vụ (chở khách, du lịch thăm quan, chụp ảnh, thăm dò dầu khí…) ở Việt Nam ra đời từ rất lâu, nhưng một phần do giá quá đắt nên không được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam hiện nay, công ty bay dịch vụ hàng không mạnh nhất là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu Binh Đoàn Hải Âu) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (thành lập năm 1980), chuyên kinh doanh các lĩnh vực như: bay thăm dò khai thác dầu khí; bay du lịch, chụp ảnh, cấp cứu; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); huấn luyện phi công…
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam gồm 7 đơn vị thành viên, nhưng khai thác hoạt động bay dịch vụ chỉ có 2 đơn vị chính gồm: Công ty Trực thăng miền Bắc và Công ty Trực thăng miền Nam. Trang bị máy bay của 2 công ty này đều do đơn vị “mẹ” mua sắm và phân phối. Các loại máy bay chủ yếu đều có xuất xứ từ hãng Mil Moscow (Nga) và Eurocopter (Pháp).
 Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam gồm 7 đơn vị thành viên, nhưng khai thác hoạt động bay dịch vụ chỉ có 2 đơn vị chính gồm: Công ty Trực thăng miền Bắc và Công ty Trực thăng miền Nam. Trang bị máy bay của 2 công ty này đều do đơn vị “mẹ” mua sắm và phân phối. Các loại máy bay chủ yếu đều có xuất xứ từ hãng Mil Moscow (Nga) và Eurocopter (Pháp).

Trực thăng Mi-171 gây bao nhiêu tai nạn thảm khốc nhất?

(Kiến Thức) - Mi-171 được sử dụng phổ biến, nhưng nhiều năm lại đây, là trực thăng gặp nạn thảm khốc nhất thế giới.

Trực thăng Mi-171 gây bao nhiêu tai nạn thảm khốc nhất?
Chiếc trực thăng Mi-171 chở 11 người gồm các vị quan chức cao cấp của Nga đã rơi xuống dãy núi ở Nam Siberia vào tháng 1/2009. 4 người được cứu sống sau vụ tai nạn. Được biết, máy bay này thuộc quyền sở hữu của Gazpromavia, công ty con của tập đoàn dầu khí Gazprom.
 Chiếc trực thăng Mi-171 chở 11 người gồm các vị quan chức cao cấp của Nga đã rơi xuống dãy núi ở Nam Siberia vào tháng 1/2009. 4 người được cứu sống sau vụ tai nạn. Được biết, máy bay này thuộc quyền sở hữu của Gazpromavia, công ty con của tập đoàn dầu khí Gazprom.

Hiện trường vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao đè bẹp taxi

(Kiến Thức) - Tại hiện trường, giàn giáo thi công đường sắt trên cao bị sập nằm ngổn ngang, chiếc taxi nằm bẹp dúm dưới đống đổ nát.

Hiện trường vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao đè bẹp taxi
hien truong vu sap gian giao tren cao hinh anh 1
Ghi nhận của PV Kiến Thức vào khoảng 7h15 ngày 28/12, hiện trường vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao thuộc phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội đã được cơ quan chức năng phong tỏa.

Tin mới