Dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kết luận kỳ họp QH thứ 7 (khai mạc tháng 5/2014) sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm.

Đây là đề xuất của Ban Công tác đại biểu tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 21/2. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kết luận kỳ họp QH thứ 7 (khai mạc tháng 5/2014) sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm.

Ngày 21/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTV QH) họp cho ý kiến về báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Các đại biểu QH bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do QH bầu và phê chuẩn tại kỳ họp thứ 5 tháng 6/2013.
Các đại biểu QH bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do QH bầu và phê chuẩn tại kỳ họp thứ 5 tháng 6/2013. 

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Công tác đại biểu - UBTV QH, bà Nguyễn Thị Nương cho biết qua việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, Ban Công tác đại biểu đưa ra đề nghị tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH, ông Phan Trung Lý cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, quan trọng, được nhân dân đánh giá rất cao và nhân dân kỳ vọng đây là một cách đánh giá cán bộ. Trên cơ sở đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Trong quá trình thực hiện, lại là lần đầu nên cần có đánh giá, rút kinh nghiệm để đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương xem xét để hoàn thiện. Đây là khâu rất quan trọng của QH và HĐND nên rất cần nghiên cứu, hoàn thiện để phát huy. Tới đây việc tổng kết báo cáo đánh giá sẽ trình Trung ương . “Việc ngừng hay ngừng như thế nào như Ban Công tác đại biểu trình kỳ họp thứ 7 (khai mạc hạ tuần tháng 5-2014) là ngừng hẳn hoặc 1 nhiệm kỳ 1 lần hoặc 2 lần cần nghiên cứu. Hướng sửa đổi theo tôi cần có đánh giá đầy đủ việc thực hiện Nghị quyết 35” - ông Lý đề nghị.

Đồng tình, Chủ nhiệm Văn phòng QH, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết cử tri trong và ngoài nước đánh giá rất cao việc lấy phiếu vừa rồi, kết quả tốt thế rồi mà nay dừng lại. Do vậy, tại kỳ họp tới đây phải bàn và có báo cáo các đại biểu trước để nắm. “Việc lấy phiếu tín nhiệm đang hay, tốt như vậy mà đột ngột dừng. Vì thế tại kỳ họp thứ 7 này, UBTV QH giao Ban Công tác đại biểu có báo cáo trước QH về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều tôi nghĩ QH cũng đồng tình thôi” - ông Phúc nói.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, ông Ksor Phước cũng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là kênh nhận xét, đánh giá cán bộ của Đảng, được nhân dân trông đợi và nắm được cán bộ.

Điểm yếu của kênh là chỉ đánh giá được một bộ phận cán bộ rất quan trọng, không phải toàn bộ cán bộ rất quan trọng của Đảng. “Tôi đồng ý tạm dừng theo đề nghị của Ban công tác đại biểu với lý do là văn bản chưa ổn, vì thế cần xem xét để điều chỉnh. Như việc có cần thiết phải giảm vì hầu hết cán bộ cơ quan của QH, HĐND tín nhiệm cao; nhưng bên hành pháp còn đa số số tín nhiệm thấp, thậm chí là dưới 50%. Việc này cũng đúng vì phản ánh tâm tư của người dân và phải ngày giờ đối mặt với cuộc sống. Thể chế, văn bản lạc hậu mà đến thi hành càng làm cho cán bộ bên hành pháp dễ đối mặt với va chạm, dễ gặp khuyết điểm, sai lầm dẫn đến bức xúc” - ông Phước bình luận.

Từ đó ông Phước đề nghị giảm bớt bỏ phiếu khối dân cử mà tập trung vào khối hành pháp để phản ánh đúng thực tế các ngành, cán bộ để chính sách, công tác của cán bộ ngày một hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc dừng là không hay, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 tới đây thì đưa vấn đề này ra bàn để sửa. “Chúng ta chia sẻ phía hành pháp tâm tư là đúng. Bộ Chính trị chỉ chỉ đạo dừng việc lấy phiếu vào đầu năm 2014 thôi và yêu cầu sửa Nghị quyết 35 chứ không phải là dừng hẳn. Việc này vừa đúng chỉ đạo của Bộ chính trị và không tạo cú sốc cho dư luận xã hội. Việc lấy phiếu vừa qua chặt chẽ, nghiêm túc và được dự luận đón nhận” - Phó Chủ tịch QH nhận định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển băn khoăn việc QH lại đi đánh giá các cơ quan của QH là chưa trúng vì công việc của cơ quan QH là kết quả từ thống nhất, biểu quyết tập thể. Còn Bộ trưởng là “Bộ trưởng chế”, người quyết định hoạt động, kết quả của bộ mình.

Bên cạnh đó, cũng không dứt khoát năm nào cũng phải làm vì làm thui chột quyết tâm của các Bộ trưởng, họ còn cần thời gian sửa chữa và phát huy. “Một vấn đề quan trọng là đang làm rồi nay không làm nữa cũng không đơn giản. Vì người nhận phiếu chưa cao lắm thì họ cũng đang phấn đấu và chờ kỳ lấy phiếu để xem xét lại nỗ lực của họ” - ông Hiển bày tỏ.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết phải có đánh giá lại, đồng thời báo cáo Bộ Chính trị và QH. “Bộ Chính trị quyết định tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm vào đầu năm 2014 chứ không phải nói dừng hẳn và xem xét chỉnh sửa có thể tiến hành giãn ra” - ông Lưu lưu ý.

Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai đề nghị dừng một kỳ lấy phiếu để Ban Công tác đại biểu sửa, Uỷ ban Pháp luật thẩm tra và trình ra QH.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết, QH Việt Nam lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm và đây cũng là duy nhất trên thế giới và đúng với tình hình đất nước, tiến hành rất nghiêm túc, công khai, công tâm, minh bạch. “Kết qủa lấy phiếu cũng phản ảnh đúng tình hình đất nước. Các vị số phiếu cao thì các đại biểu, nhân dân nhắc để tiếp tục cố gắng. Các vị đứng mũi chịu sào số phiếu chưa cao cũng là nhắc nhở để nỗ lực hơn. Trong lần đầu có nhiều ý kiến đóng góp thì UBTVQH tiếp thu để chỉnh sửa trong quá trình tiến hành. Phải hứa với QH, với đồng bào như thế” - Chủ tịch QH nói.

Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, có ý kiến góp ý từ thời gian lấy phiếu, mức tín nhiệm, bỏ phiếu… Từ ý kiến đóng góp, UBTVQH thấy rằng cần phải bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị quyết 35 để phù hợp với tình hình thực tiễn trình ra QH quyết định.

Việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35 là việc của UBTVQH không phải của ban, uỷ ban nào và là nhiệm vụ phải làm tốt để trình ra QH. UBTVQH giao cho Ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Nguyễn Thị Nương chủ trì và Chủ nhiệm Pháp luật Phan Trung Lý giúp. Kỳ họp UBTVQH tháng 3/2014, Ban Công tác đại biểu phải hoàn tất việc tổng kết, với chỉnh sửa chi tiết. Sau khi trình ra UBTVQH thông qua thì Uỷ ban Pháp luật sẽ thẩm tra. “Kỳ họp QH thứ 7, tháng 5/2014 này sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu lần sau sẽ chờ việc QH chấp thuận việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35”, ông Hùng kết luận.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cấp cao

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vừa được công bố sáng nay (11/6). Hình thức công bố là tỷ lệ phiếu cụ thể ở 3 mức tín nhiệm của từng chức danh, gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Dẫn đầu về số phiếu "tín nhiệm cao" là Phó chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân với 372 phiếu, trong tổng số 492 đại biểu có mặt.

Số phiếu "tín nhiệm cao" dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là 330, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 210, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là 328.

Với 209 phiếu "tín nhiệm thấp", 194 phiếu "tín nhiệm" và 88 phiếu "tín nhiệm cao", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu.

Tổng số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 498 người, do vậy tất cả các số liệu so sánh là so với tổng số ĐBQH.

STT

Họ & tên

Chức vụ

Tỷ lệ được tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

1

Ông Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước

330

133

28

2

Bà Nguyễn Thị Doan

Phó chủ tịch nước

263

215

13

3

Ông Nguyễn Sinh Hùng

Chủ tịch Quốc hội

328

139

25

4

Ông Uông Chu Lưu

Phó chủ tịch Quốc hội

323

155

13

5

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Phó chủ tịch Quốc hội

372

104

14

6

Bà Tòng Thị Phóng

Phó chủ tịch Quốc hội

322

145

24

7

Ông Huỳnh Ngọc Sơn

Phó chủ tịch Quốc hội

252

217

22

8

Ông Phan Xuân Dũng

Chủ nhiệm UB KHCN&MT

234

235

22

9

Ông Nguyễn Văn Giàu

Chủ nhiệm UB Kinh tế

273

204

15

10

Ông Trần Văn Hằng

Chủ nhiệm UB Đối ngoại

253

229

9

11

Ông Phùng Quốc Hiển

Chủ nhiệm UB Tài chính - ngân sách

291

189

11

12

Ông Nguyễn Văn Hiện

Chủ nhiệm UB Tư pháp

210

253

28

13

Ông Nguyễn Kim Khoa

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - an ninh

267

215

9

14

Ông Phan Trung Lý

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

294

180

18

15

Bà Trương Thị Mai

Chủ nhiệm UB CVĐXH

335

151

6

16

Bà Nguyễn Thị Nương

Trưởng ban Công tác đại biểu

292

183

17

17

Ông Nguyễn Hạnh Phúc

Chủ nhiệm VPQH

286

194

12

18

Ông Ksor Phước

Chủ tịch Hội đồng dân tộc

260

204

28

19

Ông Đào Trọng Thi

Chủ nhiệm UB VH, GD, TN, TN&NĐ

241

232

19

20

Ông Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ

210

122

160

21

Ông Hoàng Trung Hải

Phó thủ tướng Chính phủ

186

261

44

22

Ông Nguyễn Thiện Nhân

Phó thủ tướng Chính phủ

196

230

65

23

Ông Vũ Văn Ninh

Phó thủ tướng Chính phủ

167

264

59

24

Ông Nguyễn Xuân Phúc

Phó thủ tướng Chính phủ

248

207

35

25

Ông Hoàng Tuấn Anh

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL

90

288

116

26

Ông Nguyễn Thái Bình

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

125

274

92

27

Ông Nguyễn Văn Bình

Thống đốc NHNN VN

88

194

209

28

Bà Phạm Thị Hải Chuyền

Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH

105

276

111

29

Ông Hà Hùng Cường

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

176

280

36

30

Ông Trịnh Đình Dũng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

131

261

100

31

Ông Vũ Đức Đam

Chủ nhiệm VPCP

215

245

29

32

Ông Vũ Huy Hoàng

Bộ trưởng Bộ Công thương

112

251

128

33

Ông Phạm Vũ Luận

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

86

229

177

34

Ông Phạm Bình Minh

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

238

233

21

35

Ông Cao Đức Phát

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

184

249

58

36

Ông Giàng Seo Phử

Chủ nhiệm UB Dân tộc

158

270

63

37

Ông Trần Đại Quang

Bộ trưởng Bộ Công an

273

183

24

38

Ông Nguyễn Minh Quang

Bộ trưởng Bộ TN&MT

133

304

42

39

Ông Nguyễn Quân

Bộ trưởng Bộ KH&CN

123

304

43

40

Ông Nguyễn Bắc Son

Bộ trưởng Bộ TT&TT

271

281

77

41

Ông Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

323

144

13

42

Ông Đinh La Thăng

Bộ trưởng Bộ GTVT

186

198

99

43

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Bộ Y tế

108

228

146

44

Ông Huỳnh Phong Tranh

Tổng Thanh tra Chính phủ

164

241

87

45

Ông Bùi Quang Vinh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư

231

205

46

46

Ông Trương Hòa Bình

Chánh án TAND tối cao

195

260

34

47

Ông Nguyễn Hòa Bình

Viện trưởng VKSND tối cao

198

269

23

Trước đó, đầu giờ sáng qua (10/6), Quốc hội nhóm họp tại hội trường để biểu quyết chốt danh sách 47 người được lấy phiếu tín nhiệm lần này.

Chân dung người vợ hoa hậu của Phó Bí thư trẻ nhất Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Khi còn hoạt động nghệ thuật, Bùi Thị Diễm từng nói: “Thời buổi bây giờ mà suốt ngày quan tâm đến sắc đẹp thì chỉ có nước ngồi nhà chơi..."

Những ngày gần đây, ông Nguyễn Xuân Anh thu hút sự chú ý lớn khi trở thành tân Phó bí thư Đà Nẵng ở tuổi 38. Ông càng "hot" hơn khi mọi người biết tới thông tin: vợ ông từng là Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh.

Tin mới