Dược Bảo Châu - Công ty dược nhưng nguồn thu chính lại đến từ đồ uống

(Vietnamdaily) - Dược Bảo Châu của Chủ tịch Nguyễn Lan Hương vừa trở thành công ty đại chúng có gì đặc biệt ngoài các sản phẩm nước uống na ná các "ông lớn"?

Tháng 12/2014, CTCP Tập đoàn Dược Bảo Châu được thành lập với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Đến tháng 9/2015, Công ty tăng vốn lên gấp đôi với 30 tỷ đồng. Tháng 3/2018 tăng tiếp lên 180 tỷ đồng.

Tháng 6/2019, Dược Bảo Châu trở thành Công ty đại chúng với 4 cổ đông lớn cũng đồng thời là ban lãnh đạo của công ty.

Trong đó, Chủ tịch Nguyễn Lan Hương nắm 5% vốn, con gái là Trần Mỹ Hạnh là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ 56,39%. Chị gái bà Hương cũng chính là Thành viên HĐQT Nguyễn Thị Ban sở hữu 5,83%. Phó tổng giám đốc Trần Tuấn Khanh nắm 5% vốn. Như vậy, gia đình Chủ tịch đang nắm giữ tổng cộng hơn 67% vốn Dược Bảo Châu.

Trong hoạt động tài chính, do là công ty gia đình nên Dược Bảo Châu có xuất hiện những khoản vay nợ cá nhân tới hàng chục tỷ đồng.

Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2017, Dược Bảo Châu vay ngắn hạn của bà Nguyễn Thị Ban tới 29 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2018 khoản mục này không còn. Thay vào đó là chuyển qua vay dài hạn 4 cá nhân cũng chính là cổ đông lớn của Dược Bảo Châu với số tiền hơn 51 tỷ đồng.

Duoc Bao Chau - Cong ty duoc nhung nguon thu chinh lai den tu do uong
 Các sản phẩm nước uống của Dược Bảo Châu

Công ty hiện đang vận hành 1 tổ hợp nhà máy sản xuất chính tại Hà Giang với tổng mức đầu tư 99 tỷ đồng, công suất thiết kế 190.000 lít/năm.

Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Dược Bảo Châu tăng vọt gấp 26 lần năm 2017 khi đạt gần 49 tỷ đồng nhờ phát sinh doanh thu từ dược liệu và thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm cũng như sự tăng trưởng của nước cam và đồ uống khác.

Dược Bảo Châu đặt kế hoạch năm 2019 với doanh thu thuần 417 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 82 tỷ đồng. Còn chỉ tiêu 2020 tăng lần lượt 49% và 22% lên 620 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.

Trong đó nguồn doanh thu 2019 chính yếu đến từ đồ uống không cồn, nước khoáng (146 tỷ đồng), hóa mỹ phẩm (gần 105 tỷ đồng), nước cốt cam (83,5 tỷ đồng), dược liệu, thực phẩm chức năng (63 tỷ đồng), còn lại là các sản phẩm khác. Công ty vẫn chưa có kế hoạch trả cổ tức cho cổ đông trong những năm này.

Riêng trong 6 tháng 2019, doanh thu và lợi nhuận của Dược Bảo Châu lần lượt đạt 183 và gần 36 tỷ đồng, đều thực hiện được 44% kế hoạch cả năm.

Đáng nói, các sản phẩm nước uống của Dược Bảo Châu có mẫu mã cũng như dòng sản phẩm tương tự các "ông lớn" trên thị trường như nước tăng lực, nước cam, trà xanh... Do đó, để có thể đứng vững được trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Dược Bảo Châu cần phải có những sản phẩm đặc trưng cũng như lối đi riêng.

"Thần dược” Đông y chứa chất tân dược gây ung thư

Một số sản phẩm đông y được quảng cáo nguồn gốc thảo dược hứa hẹn chữa bệnh tận gốc, nhưng thực chất đều trộn tân dược, thậm chí, có cả Phenacetin bị Mỹ cấm sử dụng từ 1983 do đặc tính gây ung thư và hư thận.

Rước chất cấm cho con dùng
Theo thông tin trên báo sức khỏe đời sống, chị N.T.T, Hoàng Mai, Hà Nội mua thuốc đông y về cho con sử dụng. Sản phẩm được chị mua từ TP.HCM gửi ra Hà Nội. Sau một thời gian con gái của chị uống cháu ăn khỏe, tăng cân hết các bệnh về mũi họng.
Chị T. kể cháu 7 tuổi nhưng thường xuyên mắc các bệnh về mũi, họng. Mặc dù chị đưa con đi khám các bệnh viện nhưng không có tiến triển. Được bạn bè giới thiệu về thuốc đông y trị bệnh tận gốc bệnh tai, mũi, họng và kích thích ăn ngon. Như vớ được "phao", bà mẹ này chi tiền mua cho con uống và kết quả đúng như anh chị mong đợi.
Chị T. khoe với một người quen là bác sĩ thì nhận được thông tin bất ngờ, đông y không thể nào có tác dụng nhanh như thế. Họ nghi ngờ chắc chắn trộn tân dược vào. Chị T. đã mang mẫu đi kiểm nghiệm độc lập tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả khiến chị T. choáng váng vì thứ thuốc "thần dược" con chị đang sử dụng có chứa chất cấm. Chất cấm này đã bị cấm từ hơn 30 năm trước và có thể gây ung thư, hại thận. Các chất xét nghiệm từ mẫu thuốc của chị T. như Phenacetin, paracetamol, Chlorphenamine và caffein đều khuyến cáo không sử dụng trong đông dược.
Choang vang
Mẫu xét nghiệm của chị T - Ảnh: Báo SKĐS. 

Vì sao thuốc Cetirizin của Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 bị đình chỉ?

(VietnamDaily) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn 16912/QLD-CL về việc đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với thuốc  Cetirizin của Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2.