Được công nhận liệt sĩ sau 38 năm bị đồng đội sát hại

Thiếu úy Lữ Anh Dồi, người từng bị vu oan tổ chức vượt biên trái phép, vừa chính thức được công nhận liệt sĩ sau 38 năm bị đồng đội sát hại.

Được công nhận liệt sĩ sau 38 năm bị đồng đội sát hại
Chiều 27/7, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ Lữ Anh Dồi - người được công nhận liệt sĩ sau 38 năm bị đồng đội sát hại, tại UBND phường 5, TP Cà Mau.
Duoc cong nhan liet si sau 38 nam bi dong doi sat hai
Vợ liệt sĩ Lữ Anh Dồi nhận bằng Tổ quốc ghi công của chồng. Ảnh: CTV.
Theo hồ sơ vụ việc, thiếu úy Lữ Anh Dồi (sinh năm 1950, nguyên quán xã Nguyễn Việt Khái, huyện Trần Văn Thời) là công an vũ trang tỉnh Minh Hải cũ (nay là bộ đội biên phòng), quen biết Thái Văn Hùng vào năm 1977. Hai năm sau đó, Lữ Anh Dồi đề nghị Hùng cho mượn tàu để bắt những người vượt biên trái phép.
Trước đề nghị trên, Hùng báo cáo lại với thủ trưởng là trung tá Nguyễn Ngọc (lúc đó làm Phó ty Công an, Chỉ huy trưởng Công an vũ trang Minh Hải) với nội dung trái ngược rằng Lữ Anh Dồi đang móc nối với số phần tử trốn đi nước ngoài.
Chiều 27/3/1979, Ngọc chỉ đạo cho thuộc cấp và nhóm 12 người mai phục sẵn quanh cửa hàng thu mua hải sản Hộ Phòng. Sau khi trên 50 người vượt biên đã xuống tàu thì xe của Ngọc chạy đến bến tàu.
Thấy thủ trưởng ra hiệu, Hùng rút khẩu K54 bắn chết Dồi. Nguyễn Ngọc sau đó báo cáo cấp trên rằng Lữ Anh Dồi phản quốc, chống cự nên bị tiêu diệt.
Từ "thành tích" trên, Nguyễn Ngọc được thăng hàm thượng tá, lên Bộ Nội vụ làm việc. Đối với Thái Văn Hùng, anh ta cũng được thăng hàm chuẩn úy lên trung úy.
Nửa năm sau, Hùng bị bắt tạm giam để điều tra việc bắn chết Lữ Anh Dồi. Lúc này, Nguyễn Ngọc công tác tại Bộ Nội vụ và đi học nước ngoài nên vụ án kéo dài đến tháng 8/1988 mới được xét xử tại Tòa án quân sự Quân khu 9.
Với cáo buộc Giết người và Vu khống, Nguyễn Ngọc lĩnh 20 năm tù; Hùng lĩnh 18 năm tù vì tội Giết người.
Gần 40 năm kể từ ngày chồng mất, bà Mai đã trực tiếp nhận từ tay lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau tấm bằng Tổ quốc ghi công do Thủ tướng Chính phủ truy tặng.

Hàng nghìn người thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(Kiến Thức) - Dù thời tiết không thuận lợi nhưng tại các nghĩa trang, đền, bia tưởng niệm Liệt sĩ khắp TP HCM, hàng nghìn người đến thắp hương, nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.

Hàng nghìn người thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ
Hang nghin nguoi thap nen tri an cac Anh hung liet si
 Cơn mưa khá lớn kéo dài ở TP HCM từ chiều đến tối 26/7 vẫn không ngăn được hàng nghìn người là đoàn viên thanh niên, các bạn trẻ từ khắp nơi về viếng nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM, phường Tân Phú, quận 9 (ảnh); nghĩa trang Liệt sĩ huyện Củ Chi và các nghĩa trang, đền, bia thưởng niệm khắp 24 quận, huyện ở thành phố.

Chuyện về gia đình có 12 liệt sĩ, 3 mẹ Việt Nam anh hùng

Gia đình liệt sĩ Nguyễn Chưng (SN 1889, trú thôn Kim Đông, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) có 12 liệt sĩ và 3 mẹ Việt Nam Anh hùng VNAH.

Chuyện về gia đình có 12 liệt sĩ, 3 mẹ Việt Nam anh hùng
Lão nông đòi đất cho dân

Viếng nơi an nghỉ của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ ở TP HCM

(Kiến Thức) - Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông thành phố, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM có hơn 14.000 ngôi mộ, là nơi an nghỉ của nhiều anh hùng liệt sĩ đi vào sử sách dân tộc.

Viếng nơi an nghỉ của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ ở TP HCM
Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (phường Long Bình, quận 9) với diện tích 30ha là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Tọa lạc ở cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (phường Long Bình, quận 9) với diện tích 30ha là nơi an nghỉ của hơn 14 nghìn Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Tin mới