Dược thiện hỗ trợ trị bệnh gút

(Kiến Thức) - Dược thiện là một loại thực phẩm có chức năng điều trị, có thể dùng làm thực phẩm và làm thuốc. Phép điều trị dược thiện có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh gút. 

Dược thiện hỗ trợ trị bệnh gút
Hỗ trợ trị bệnh 
Cháo ngô: Lấy hạt ngô (bắp) nấu cháo ăn, thêm chút gia vị muối, tiêu, dầu mè. Tác dụng: Điều trung, khai vị, giảm béo. 
Cháo lúa mỳ (tiểu mạch): Dùng lúa mỳ 30g, gạo tẻ 30g, nấu cháo khoảng 2 bát ăn bữa sáng. Tác dụng: Trừ phiền nhiệt, ngừng tiêu khát, dùng cho bệnh nhân gút có phiền khát, tay chân nặng tê. 
Cháo đậu xanh: Đậu xanh 30g, gạo tẻ 30g. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền khát, dùng cho bệnh nhân gút có phiền khát, có thể ăn thường trong bữa ăn. 
Cháo phục linh: Phục linh bột 30g, gạo 30g, táo đỏ 7 trái, tất cả nấu cháo ăn. Tác dụng: Kiện tỳ thảm thấp, dùng cho bệnh nhân gút có triệu chứng tỳ hư. 
Cháo củ mài (hoài sơn): Củ mài 30g, gạo tẻ 50g, nấu cháo. Tác dụng: Kiện tỳ mạnh thận, dùng cho bệnh nhân gút có triệu chứng tỳ thận hư, đại tiện lỏng. 
Cháo củ cải trắng, gạo tẻ: Củ cải trắng lớn 1 củ, gạo tẻ 50g, nấu cháo. Tác dụng: Tiêu thực lợi cách, hạ khí tiêu trướng, nhuận trường thông tiện, thích hợp dùng cho bệnh nhân gút có đầy hơi, táo bón.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa. 
Biện pháp phòng bệnh
Chú ý điều dưỡng ăn uống, chủ yếu nên ăn chay, giảm bớt ăn thịt mỡ, gia vị cay, rượu, bia. Không nên ăn thực phẩm chứa purin cao như thịt heo, bò, dê, chân giò hun khói, xúc xích, thịt gà, vịt, ngỗng, thỏ và các loại nội tạng động vật (gan, thận, tim, não), tủy xương... Tôm cá, cải bó xôi, đậu, nấm hương, đậu phộng cũng có một lượng purine nhất định nên ăn ít,  phần lớn các loại rau, trái cây, sữa và các sản phẩm sữa, trứng, gạo, đường đều có thể ăn.
Chú ý đến sinh hoạt hằng ngày, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, tránh tinh thần căng thẳng, làm việc quá sức và bị lạnh để không gây tái phát cơn gút. Sử dụng thận trọng một số loại thuốc, một số loại thuốc như men, axit salicylic, thuốc lợi tiểu đều có thể gây phát tác căn bệnh này, cần thận trọng khi dùng. Thường ngày nên uống nhiều nước, có lợi cho tăng lượng nước tiểu và cho việc bài tiết axit uric. 
Người không có bệnh thận có thể uống khoảng 2 lít mỗi ngày và ăn nhiều trái cây, rau quả có tác dụng lợi tiểu. Người béo phì phải tích cực giảm béo, giảm cân, điều này khá quan trọng để ngăn ngừa phát sinh bệnh gút. Tập thể dục thường xuyên, giúp bôi trơn khớp, hạn chế axit uric tiếp tục lắng đọng ở khớp, thúc đẩy phục hồi chức năng của khớp. Khi bị cơn gút cấp, đau dữ dội bệnh nhân không nên tập thể dục.

Cảnh báo bệnh gút tấn công người trẻ

Cảnh báo bệnh gút tấn công người trẻ

Không còn là “bệnh của nhà giàu”, chỉ có ở những người sau tuổi 30, giờ đây bệnh gút hiển hiện cả ở những người nông dân nghèo khó và đang tấn công ở cả người trẻ khi mới 16 tuổi.

Đồ uống có đường tăng nguy cơ bệnh gút

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới đây của New Zealand công bố đồ uống có đường có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.

Đồ uống có đường tăng nguy cơ bệnh gút
Trước đó, các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản và bia được biết đến là nguyên nhân chính kích thích hàm lượng acid uric tăng cao, nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Otago và Aukland, New Zealand một biến thể trong gen người có thể bị xấu đi khi lạm dụng đồ uống có đường.
Nghiên cứu cho thấy các biến thể của gen SLC2A9 có tác dụng vận chuyển acid uric ra khỏi máu bài tiết qua thận đi ra ngoài cơ thể.

11 món ăn lạ từ thịt lạc đà sa mạc

(Kiến Thức) - Thịt lạc đà là  một loại thực phẩm lành mạnh cho con người. Lạc đà giàu các axit amin và đặc biệt giàu dinh dưỡng. Chính vì thế bạn không nên bỏ qua các món ngon giàu dinh dưỡng từ thịt lạc đà.

11 món ăn lạ từ thịt lạc đà sa mạc
Món dồi lá lách lạc đà.
 Món dồi lá lách lạc đà.

Tin mới