Đuối cạn dẫn tới tử vong, đi bơi phải biết những điều này

Nhiều người không biết rằng khi đi bơi dù lên bờ rồi vẫn có thể chết đuối. Theo các chuyên gia, chết đuối này gọi là đuối cạn và chết đuối khô.

Trước đó, trong vụ 9 học sinh chết đuối ở sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) tháng 4/2016, có 2 em sau khi được cứu lên bờ vẫn nói được nhưng do không ai biết sơ cứu kịp thời, khiến các cháu bị chết đuối khô (còn gọi là chết đuối thứ cấp).
Nói về trường hợp trên, theo TS Phạm Anh Tuấn (Giám đốc Trung tâm Eboi), vì không biết cụ thể tình trạng 2 học sinh lúc đó, nhưng theo y học, các nạn nhân bị nước vào phổi, khi được đưa lên bờ lại không được sơ- cấp cứu ngay nên nước thũng phổi chiếm hết diện tích ôxy, dẫn tới tử vong.
Duoi can dan toi tu vong, di boi phai biet nhung dieu nay
Chết đuối cạn là hiện tượng chết ngay khi đã lên bờ. Ảnh minh họa 
Một trường hợp đau lòng tương tự vừa mới xảy ra ở Mỹ. Theo báo The Star ngày 10/6 mới đây, bé Francisco Delgado III, 4 tuổi, qua đời vào thứ bảy khi đi bơi về. Gia đình cậu bé cho biết bé xuất hiện các triệu chứng như ói mửa và tiêu chảy cho đến khi ngừng thở.
Theo lời kể của người cha, con tôi thức dậy, kêu lên một tiếng rồi trút hơi thở cuối cùng. Tôi không biết phải làm gì hơn. Còn theo báo chí địa phương, các bác sĩ đã tìm thấy chất lỏng trong phổi và quanh tim cậu bé, cho thấy cậu bé qua đời vì chứng chết đuối trên cạn.
Nói về những tình trạng chết đuối trên, các chuyên gia y tế cho biết, chết đuối khô, chết đuối thứ cấp hay chết đuối cạn xảy ra trong vòng 72 giờ sau khi bơi, hoặc suýt chết đuối dưới nước, hoặc tắm quá lâu dưới nước, bị sặc nước… Tuy chứng này hiếm gặp, nhưng ai cũng có thể mắc và nếu bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo có thể dẫn tới tử vong.
Chết đuối cạn là tình trạng bệnh lý hiếm, thường gặp phải ở trẻ nhỏ nhiều hơn nhưng cũng có thể xảy ra cả ở người lớn. Chết đuối cạn xảy ra do khi đi bơi, chúng ta hít phải nước. Lúc này, nước tuy không tràn đến phổi nhưng sẽ làm cho dây thanh âm bị co thắt lại, chèn ép đường thở.
Một trường hợp tương tự như vậy chính là chết đuối thứ cấp, chúng xảy ra khi nước tràn vào phổi. Một lượng nước nhỏ lúc này cũng khiến phổi kích thích tiết dịch và dẫn đến tình trạng phù phổi.
Cả hai tình trạng trên đều xảy ra sau khi đã rời bể bơi. Tuy nhiên, chết đuối cạn có thể xảy ra ngay sau khi bạn gặp phải các sự cố dưới nước. Còn chết đuối thứ cấp thường xảy ra sau khi bơi trong vòng từ 1 - 24 giờ. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, chúng sẽ khiến nạn nhân không thể thở được và gây tổn thương đến não bộ.
Giải thích thêm về hiện tượng trên, TS. BS Vũ Đức Định (Bệnh viện E, Hà Nội) cho rằng, chỉ một chút nước cũng có thể gây chết đuối thứ cấp. Theo thống kê, chết đuối thứ cấp chiếm khoảng 2% tổng số ca chết đuối hàng năm. Do đó nếu thấy người đi bơi rơi xuống nước suýt chết đuối, hoặc bị sặc nước, nuốt quá nhiều nước (nhất là trẻ em) thì người thân hãy chú ý quan sát. Nếu trong vòng 1 - 72 giờ mà phát hiện các dấu hiệu như sau cần phải cẩn thận theo dõi.
Người ngoài có thể nhận thấy biểu hiện khó chịu, thay đổi tâm trạng đột ngột (cáu gắt, hung hăng không rõ nguyên nhân). Hoặc ho dữ dội, mệt lả một cách bất thường, hành vi bất thường liên quan đến chức năng não (nói lắp, chậm chạp lờ đờ, thiếu nhận thức…) cần đưa đến bệnh viện sớm.
Trong vòng 72 giờ sau khi suýt đuối nước, hoặc bơi về nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, tức ngực, tím, mạch nhanh, khó thở… cần sơ cứu và gọi 115, hoặc đưa đi bệnh viện cấp cứu sớm.
Cách sơ cứu tại nhà như sau. Khi đưa nạn nhân ra khỏi nước cần vác lên vai, hai chân phía trước, đầu chúc ra sau cho nước trong phổi chảy ra. Làm động tác này chỉ 5 – 10 giây. Đặt nạn nhân nằm xuống, kiểm tra mạch còn đập hay không rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhấn cho tim đập lại và khẩn trương gọi người cấp cứu, cứu hộ.
Nạn nhân chưa tỉnh lại thì không nên dừng hô hấp và hỗ trợ tim, vì dừng lại và đưa đi cấp cứu là nạn nhân rất có thể bị tử vong. Triệt để giúp bệnh nhân tỉnh lại, ổn định rồi hãy đưa đi cấp cứu. Hoặc vừa đưa đi, vừa tiếp tục sơ cứu để nạn nhân nhanh tỉnh lại.

Những đồ chơi mùa hè gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Khi ở nhà với trẻ nhỏ và bỗng nhiên thấy mọi thứ im ắng, cần kiểm tra ngay xe hơi, bể bơi và các nguồn nước vì đây đều là những đồ chơi nguy hiểm cho trẻ.

Nhung do choi mua he gay nguy hiem cho tre nho

Đồ chơi nguy hiểm nhất đối với trẻ em trong mùa hè chính là súng đồ chơi. Theo lời các bác sĩ thì súng hơi gây xước màng mắt làm trẻ em bị đau. Tổn thương này còn có thể khiến trẻ em bị nhiễm trùng hoặc loét mắt. Nếu cho trẻ em chơi súng hơi, gia đình cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cho bé đeo kính bảo hộ mắt.  

Nút mạch, chèn bóng cứu bệnh nhân “chết đuối trên cạn”

(Kiến Thức) - Bệnh nhân ho ra máu dữ dội, phổi ngập lụt trong máu... nhưng vẫn được các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cứu sống nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật hồi sức tích cực kịp thời như nút mạch, đặt nội khí quản hai nòng vào riêng hai bên phổi để máu ở bên phổi này không tràn sang bên kia...

Thoát chết nhờ nút mạch, cầm máu kịp thời
Bệnh nhân là Lăng Văn Toàn, 38 tuổi, đến từ tỉnh Yên Bái. Trước khi được chuyển đến cấp cứu ở Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân vào Viện Tim mạch Quốc gia để khám và điều trị nhịp tim nhanh. Sau khi khám, các bác sĩ ở viện này đã hẹn bệnh nhân triệt đốt nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đột ngột ho ra máu dữ dội, phổi phải toàn máu, nguy cơ “chết đuối trên cạn” tới gần.

Tin mới