Dương Chí Dũng thoát án tử bằng cách nào?

(Kiến Thức) - Có nhiều ý kiến cho rằng, từ ngày 1/7/2016, các bị án kiểu Dương Chí Dũng sẽ dễ dàng thoát án tử hình khi bồi hoàn số tiền theo luật định.

Dương Chí Dũng thoát án tử bằng cách nào?
Bồi hoàn ít nhất 3/4 tài sản vi phạm, hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình điều tra hoặc lập công lớn là có thể thoát án tử hình đối với tội phạm tham nhũng. Dư luận đặt tình huống, các bị án kiểu Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử từ 1/7/2016, khi Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực?
Duong Chi Dung thoat an tu bang cach nao?
 Dương Chí Dũng trong phiên xử hồi giữa năm 2014. Ảnh: Bảo Thắng.
Sẽ hồi tố khi có lợi cho người phạm tội
Bộ Tư pháp vừa họp báo về công tác quý IV, trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý được đưa ra trao đổi với báo giới, như việc nộp tiền để thoát án tử đối với tội phạm tham nhũng. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa (Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính) cho hay, theo Bộ luật Hình sự sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cũng như hướng dẫn của cơ quan chức năng, các bị án trong các vụ án tham nhũng, muốn thoát án tử hình sẽ phải bồi hoàn ít nhất 3/4 tài sản vi phạm, đồng thời phải hỗ trợ tích cực cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ án, hoặc lập công lớn.
Đánh giá về quy định mới này, luật sư Vi Văn A (Trưởng văn phòng luật sư số 7, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, dù có nhiều ý kiến khác nhau thời điểm lấy ý kiến cho dự thảo chế định này, nhưng theo cá nhân ông, đây là chế định đúng với định hướng xây dựng pháp luật theo bản chất tội phạm. “Những tội phạm liên quan đến kinh tế, việc áp dụng các biện pháp kinh tế để xử lý là đúng đắn. Đó là định hướng xây dựng pháp luật của các cộng đồng, hướng tới việc đi đúng với bản chất của các loại tội phạm”- luật sư Vi Văn A phân tích.
Luật sư Nguyễn Tiến Trung (Giám đốc Cty luật Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư Hà Nội) bổ sung, về nguyên tắc pháp lý, tất cả trường hợp liên quan đến tội phạm tham nhũng, nếu chưa thi hành án, hoàn toàn có thể áp dụng nguyên tắc hồi tố để thoát án tử hình. Chính vì vậy, ông Trung cho rằng, việc cựu Cục trưởng Hàng hải Việt Nam - Dương Chí Dũng được áp dụng nguyên tắc này cũng không có gì là lạ.
Nộp hơn 7 tỷ đồng, Dương Chí Dũng thoát án tử hình?
Tại khoản 3, Điều 40 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu: “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Cựu trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Dương Chí Dũng bị tuyên tử hình về hành vi tham ô tài sản, số tiền 10 tỷ đồng và liên đới 100 tỷ đồng với tội danh Cố ý làm trái. Chiểu theo điều luật nói trên, nếu bàn riêng về vấn đề tài chính, ông Dũng có thể sẽ thoát án tử hình khi chỉ cần bồi hoàn 3/4 trong số 10 tỷ đồng của tội Tham ô tài sản.
Tuy vậy, điều quan trọng không kém trong điều luật, đó chính là hành vi “hỗ trợ tích cực” cho cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ án. Tại buổi họp báo của Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa nhấn mạnh, các hướng dẫn đã lưu ý tới việc các bị án phải lập công lớn hoặc tích cực hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý tội phạm.
Có nhiều ý kiến cho rằng, từ ngày 1/7/2016, các bị án kiểu Dương Chí Dũng sẽ dễ dàng thoát án tử hình khi bồi hoàn số tiền theo luật định. Tuy vậy, đánh giá tổng thể vụ án, các chuyên gia pháp lý phân tích, chuyện không đơn giản như vậy. Bởi lẽ, quá trình giải quyết vụ án, Dương Chí Dũng đã không nhận tội, nghĩa là không được áp dụng tình tiết quan trọng “Thành khẩn khai báo” hoặc “Ăn năn hối cải”. Và khi đã không nhận tội, đó sẽ là một sự cản trở không hề nhỏ trong quá trình xem xét thay đổi mức án đối với cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam…
Phải nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ
Tại khoản 3, Điều 40 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu: “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Chỉ là yếu tố giảm nhẹ
Cũng cần phải nói thêm, vấn đề khắc phục, bồi hoàn tài sản chỉ là yếu tố xem xét giảm nhẹ, chưa phải là lý do quyết định. Luật nói ít nhất phải bồi hoàn 3/4 , không có nghĩa 1/4 còn lại họ được giữ, hoặc tẩu tán cho người thân. Có một thực tế là, khi nhiều vụ án tham nhũng được phanh phui, hầu như khối tài sản đã bị “chuyển hóa” sang nhiều chủ thể khác nhau, thậm chí là đã thất thoát phần lớn và luôn khó khăn trong công việc thu hồi. Chính vì vậy, khi quy định thu hồi 3/4 tài sản để xem là hình thức giảm nhẹ đáng kể cũng là hợp lý. Ngoài ra, nếu kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ để chứng minh khối tài sản 1/4 còn lại, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể thu hồi theo luật định. Khi đã hội tụ đủ yếu tố để giảm án, nếu quá trình thụ án tù chung thân, người phạm tội không có ý thức bồi hoàn nốt số tiền nói trên, dù có khả năng bồi hoàn và số tiền tham nhũng thực tế vẫn còn, họ có thể sẽ không được xem xét để giảm án và phải ngồi tù suốt đời.
(Luật sư Phạm Thanh Sơn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Dương Chí Dũng cười tươi, vợ khóc bịn rịn trong phút tiễn biệt

(Kiến Thức) - Nhìn chồng bị dẫn giải rất nhanh lên xe thùng, vợ Dương Chí Dũng không ngăn nổi nước mắt, bịn rịn. Ông cũng cố cười tươi vẫy chào, dặn vợ con yên tâm. 

Dương Chí Dũng cười tươi, vợ khóc bịn rịn trong phút tiễn biệt
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm hôm qua (24/4), khi được nói lời sau cùng tại tòa, Dương Chí Dũng đã nói: "N ếu tòa vẫn quyết định tuyên án tử hình thì cũng cho bị cáo lùi thời gian thi hành án đến khi làm sáng tỏ thêm được nhiều vấn đề liên quan đến vụ án".
 Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm hôm qua (24/4), khi được nói lời sau cùng tại tòa, Dương Chí Dũng đã nói: "N

ếu tòa vẫn quyết định tuyên án tử hình thì cũng cho bị cáo lùi thời gian thi hành án đến khi làm sáng tỏ thêm được nhiều vấn đề liên quan đến vụ án".

Dương Chí Dũng phải hoàn trả 150 triệu đồng tiền quà biếu

Hội đồng xét xử vụ án tham ô khi sửa chữa ụ nổi 83M đã tuyên phạt các bị cáo tổng cộng 70 năm tù.

Dương Chí Dũng phải hoàn trả 150 triệu đồng tiền quà biếu
Sau 3 ngày làm việc, chiều nay (13/11), HĐXX vụ án tham ô khi sửa chữa ụ nổi 83M tại Công ty TNHH sữa chữa tàu biển, doanh nghiệp Thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- Vinalines, đã tuyên phạt các bị cáo tổng cộng 70 năm tù.

Vụ thảm sát ở Bình Phước: Bị cáo Thoại bất ngờ kháng án

Sau Vũ Văn Tiến, Thoại gửi đơn kháng cáo sau khi toà án tuyên 16 năm tù cùng về tội Giết người, Cướp tài sản vụ thảm sát ở Bình Phước.

Vụ thảm sát ở Bình Phước: Bị cáo Thoại bất ngờ kháng án
Vu tham sat o Binh Phuoc: Bi cao Thoai bat ngo khang an
Trần Đình Thoại trong phiên xét xử sơ thẩm. 
Ngày 5/1, luật sư Phạm Quốc Hưng (người bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thoại trong phiên xử sơ thẩm vụ thảm sát ở Bình Phước) đã xác nhận việc bị cáo Thoại đã gửi đơn kháng cáo đến TAND tỉnh Bình Phước và TAND cấp cao tại TP.HCM xin giảm án.

Theo luật sư Phạm Quốc Hưng, trong đơn kháng cáo, bị cáo Thoại mong muốn trong phiên xét xử phúc thẩm, tòa sẽ xét lại tội danh Giết người và Cướp tài sản. Đồng thời cần làm rõ hành vi thành hay chưa thành, đã chấm dứt hành vi phạm tội, không tham gia trực tiếp vào việc giết người hàng loạt...

Được biết, TAND tỉnh Bình Phước sẽ tiếp nhận đơn của Tiến và Thoại rồi chuyển lên tòa cấp cao tại TP. HCM. Nếu Tiến và Thoại kháng cáo, phiên phúc thẩm diễn ra thì toàn bộ 3 bị cáo Dương, Tiến và Thoại phải có mặt xuyên suốt trong khi xét xử vì có liên quan với nhau.

Như vậy, tính từ ngày diễn ra xét xử sơ thẩm vụ thảm sát Bình Phước đến ngày 5/1, đã có 2 bị cáo là Vũ Văn Tiến (24 tuổi, ngụ Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long) kháng cáo xin giảm án, riêng Nguyễn Hải Dương đã chấp nhận hình phạt tử hình, không kháng cáo.

Theo quy định pháp luật, muốn kháng cáo phải làm đơn từ trong trại giam gửi ra, thời hạn tính từ lúc án đã tuyên đến 15 ngày sau. Cộng thêm 15 ngày tòa cấp trên xem xét kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, ít nhất 30 ngày đơn của các bị cáo mới được tòa chuyển lên cấp trên.

Trước đó, trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 17/12, TAND tình Bình Phước đã tuyên phạt Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, An Giang) và Vũ Văn Tiến án tử hình. Riêng Trần Đình Thoại bị tuyên 16 năm tù cùng về tội Giết người, Cướp tài sản.

Tin mới