Dương Quý Phi thực sự có phải là "mối họa hồng nhan"?

Dương Quý phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn – ái phi rất được yêu mến của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Dương Quý Phi thực sự có phải là "mối họa hồng nhan"?
Mời quý độc giả xem video: “Cổ vật” lớn nhất lịch sử Trung Quốc và hành trình 12.000 km
Dương Quý Phi, còn được gọi là Dương Ngọc Hoàn hay Dương Thái Chân, là sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Trong văn hóa Trung Hoa, bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa, khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn.
Câu chuyện về tình duyên giữa Dương Quý Phi và Đường Huyền Tông thường được nhắc đến với khung cảnh ước lệ, xa hoa tột đỉnh của giai đoạn nhà Đường đang thịnh thế. Sự yêu chiều một cách thái quá của Huyền Tông đối với Dương Quý Phi là nguyên nhân khiến người đời cho rằng nhà Đường đều do Quý phi mà suy vong.
Người đời nói Dương quý phi mang tội hồng nhan?
Dương Quý phi là "mối họa hồng nhan" hay chỉ là một nạn nhân của những toan tính chính trị? (Tranh minh họa).
Dương Quý phi là "mối họa hồng nhan" hay chỉ là một nạn nhân của những toan tính chính trị? (Tranh minh họa). 
Có hai dòng quan điểm chính xoay quanh vấn đề “định tội” Dương Quý phi trước những biến cố của Đường triều.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “hồng nhan” chính là đại họa. Những người theo ý kiến này cũng một mực khẳng định Dương Quý phi dụ dỗ Hoàng đế, hại nước, hại dân, có chết cũng không đền hết tội.
Quan điểm đối lập lại chỉ ra: “hồng nhan” vô tội, bởi bản thân nàng cũng là một nạn nhân của thời thế. Những người này bênh vực cho Ngọc Hoàn, khẳng định Quý phi là một cô gái yếu đuối, số phận của nàng cũng chỉ là một quân cờ hi sinh trên bàn cờ chính trị mà thôi.
Như vậy, có thể thấy rõ một mặt định tội cho Dương Quý phi, mặt khác lại ngầm đề cao năng lực của “mỹ nữ”.
Đường Huyền Tông Lý Long Cơ một đời anh hùng, nhưng cuối cùng vẫn phải khuất phục dưới gấu váy mỹ nhân là vì vậy.
Nhờ vị quý phi họ Dương được sủng ái, Dương Quốc Trung, Vi Kiến Tố, Ngụy Phương mới dựa vào nàng mà thâu tóm được quyền lực trong triều đình.
Cũng theo lý luận trên đây, Dương Quý phi chính là một nhân vật gián tiếp có ảnh hưởng đến chính trị. Nàng đã khuyên Huyền Tông xuất chinh và nhập Thục. Hai hành động này của nhà vua đã đủ để chứng minh sức ảnh hưởng từ Ngọc Hoàn.
Trong khi các đại thần túc trí, đa mưu đều không thuyết phục được Hoàng đế thì đôi ba câu của người đẹp lại có thể nhanh chóng trở thành quyết sách.
Vậy mới thấy, mặc dù đứng ngoài chính trị, nhưng Dương Quý phi hoàn toàn có năng lực tác động tới việc triều chính của nhà Đường lúc bấy giờ.
Đó chính là thứ gọi là “họa hồng nhan”, là “năng lực của mỹ nữ”.

Vì sao Dương Quý Phi lại mê quả vải Việt Nam đến thế?

Cùng khám phá những bí mật thú vị xoay quanh quả vải – loại quả yêu thích của Dương Quý phi.

Vì sao Dương Quý Phi lại mê quả vải Việt Nam đến thế?
Vải là loại quả đặc trưng cho mùa hè ở nước ta. Trong tiếng Hán Việt, loại quả này có tên là “lệ chi”, được trồng rất nhiều ở các tỉnh phía bắc như Hải Dương, Bắc Giang.
Vải là loại quả ưa thích của Dương Quý phi.
Vải là loại quả ưa thích của Dương Quý phi. 
Từ xa xưa, Hán Vũ Đế đã sai đem cây vải từ Giao Chỉ (tức miền Bắc nước ta hiện nay), về trồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển, cây vải đã chết vì lạnh. Từ đó, vua Hán đã bắt nhân dân ta hàng năm phải cống nạp “lệ chi”.
Tới thời nhà Đường, tục lệ này vẫn được duy trì. Dương Quý phi – ái thiếp của Đường Huyền Tông - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thích loại vải này đến nỗi người thời đó đặt tên ngoại hiệu cho vải là “phi tử tiếu” - tức nụ cười Dương Phi. Đường Huyền Tông vì cưng chiều bà nên thường xuyên bắt nhân dân phía Nam cống nạp vải về thành Trường An.
Thời Đường, các vua Đường bắt nhân dân phải cống nạp vải vào cung đình.
Thời Đường, các vua Đường bắt nhân dân phải cống nạp vải vào cung đình. 
Đường vận chuyển xa xôi, ngựa có chạy hết tốc lực cũng không đảm bảo chất lượng vải còn tươi ngon như khi mới hái. Bởi vậy, người phu chuyên chở vải phải ướp vải tươi vào mật hoặc muối, sau đó vận chuyển hỏa tốc đến các dịch trạm, tại mỗi dịch trạm lại bổ sung thêm chất ướp cho vải tươi lâu hơn.
Thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được ăn. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được hết mực khen ngợi, đề cao: “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”. Tuy nhiên, người ta đang rộ lên nghi vấn xoay quanh việc liệu “lệ chi” cống Dương Quý Phi có xuất xứ từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta) hay từ một số tỉnh phía Nam Trung Quốc?
Cây vải 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm - Hải Dương.
Cây vải 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm - Hải Dương. 

Bí ẩn cái chết của đại mỹ nhân Dương Quý Phi

Cổ kim chỉ nhắc đến Dương Quý Phi với tội danh làm vua u mê, để triều Đường lâm vào cảnh khốn cùng...

Bí ẩn cái chết của đại mỹ nhân Dương Quý Phi
Sắc đẹp làm “hoa thẹn”

Ngã ngửa nhan sắc thật của cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa

Cung tần mỹ nữ Trung Quốc được tái hiện kiều diễm và xinh đẹp trên màn ảnh nhỏ.

Ngã ngửa nhan sắc thật của cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa
Dòng phim cổ trang đã góp công lớp trong việc đưa truyền hình Hoa ngữ lên vị trí “đại gia” của làng phim châu Á. Song, nếu chỉ qua những thước phim truyền hình đề tài hậu cung để đánh giá về hình ảnh thực tế các cung tần mỹ nữ thì có phần không được đúng đắn cho lắm. Bởi giữa phim ảnh và đời sống luôn có khoảng cách khá xa.

Tin mới