Đường sắt Việt Nam liên tiếp lỗ, bất ngờ công bố kế hoạch lãi 100 tỷ

Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025) của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Theo đó, giai đoạn 5 năm kể trên, chỉ tiêu đề ra là toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) phải đạt doanh thu 39.544 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế âm 866,6 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2022 âm hơn 1.193,7 tỷ đồng, giai đoạn 2023-2025 sẽ thoát lỗ và lãi 322,8 tỷ đồng, trung bình lãi hơn 100 tỷ đồng/năm.
Ủy ban quản lý vốn yêu cầu tổng công ty phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh vận tải và đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường sắt. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu, triển khai phương án huy động vốn để đầu tư đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng.
VNR cũng được giao thực hiện xong phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị, đảm bảo các doanh nghiệp và đơn vị được cơ cấu lại đi vào hoạt động ổn định, phát triển có hiệu quả.
Duong sat Viet Nam lien tiep lo, bat ngo cong bo ke hoach lai 100 ty
Đường sắt Việt Nam công bố kế hoạch 5 năm lãi 100 tỷ đồng/năm 
Giai đoạn 2021 - 2022, VNR vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dẫn tới lỗ liên tiếp do nhiều thời điểm phải dừng chạy tàu khách.
Trong năm 2023, doanh thu toàn tổng công ty đạt 8.503 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch năm và bằng 106,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, công ty mẹ đạt 6.247 tỷ đồng doanh thu, bằng 113,2% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 4,5 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch năm 2023 (năm 2022 lỗ 173 tỷ đồng).
VNR được yêu cầu tăng sản lượng hàng hoá liên vận quốc tế đường sắt đến các địa phương của Trung Quốc và đi các nước thứ 3; duy trì và thúc đẩy lượng hàng xuất khẩu đường sắt sang Nga, châu Âu; Từng bước chuyển hướng tổ chức phân phối các nguồn hàng từ kho, ga đến các đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện ích... nâng cao giá trị và hiệu quả trong chuỗi logistics.
Giai đoạn từ nay tới năm 2030, VNR được giao tập trung phát triển công nghiệp chế tạo, đóng mới toa xe cung cấp cho tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Liên doanh với các đối tác nước ngoài thiết kế, chế tạo giá chuyển hướng toa xe hàng.
Nghiên cứu phát triển các loại toa tàu có kết cấu tiên tiến, hiện đại với mức tỷ lệ nội địa hóa lên đến 100% đối với toa xe hàng và trên 80% đối với toa xe khách. Nghiên cứu phát triển các loại hình toa tàu phục vụ đường sắt đô thị (EMU).
Ngoài ra, ngành cần nghiên cứu và áp dụng công nghệ điện khí hóa để xây dựng các tuyến đường sắt điện khí hóa; Nghiên cứu kỹ thuật phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao...
Trước đó, theo dự kiến của Chính phủ, trong tương lai, khi đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đầu tư đưa vào khai thác, VNR sẽ được giao quản lý, vận hành, khai thác.

Thảo luận, xử lý vướng mắc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023, Chính phủ sẽ thảo luận, xử lý vướng mắc liên quan tới ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Thảo luận, xử lý vướng mắc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Sáng 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023.

Đường sắt tốc độ 160km/h Quảng Ninh - Lào Cai nối qua Trung Quốc

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đang được Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến để hoàn thiện báo cáo cuối kỳ trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Đường sắt tốc độ 160km/h Quảng Ninh - Lào Cai nối qua Trung Quốc
Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Quảng Ninh nằm trong quy hoạch đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Chiều dài toàn tuyến là hơn 441km, sử dụng khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, khai thác tàu khách, tàu hàng với tốc độ thiết kế tối đa 160 km/h.
Duong sat toc do 160km/h Quang Ninh - Lao Cai noi qua Trung Quoc
Ảnh minh họa. 
Trên chiều dài 441km này sẽ có 6 cầu lớn với chiều dài 47,5 km đi qua sông Hồng, sông Lô, sông Bạch Đằng và vượt qua các cao tốc như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh, qua các đường quốc lộ và một số đường tỉnh; có 11 hầm với chiều dài khoảng 10 km.

Chân dung Tổng giám đốc 48 tuổi của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Kể từ ngày 13/10/2023, ông Hoàng Gia Khánh sẽ giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Chân dung Tổng giám đốc 48 tuổi của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Ngày 12/10/2023 Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 586/QĐ-UBQLV bổ nhiệm ông Hoàng Gia Khánh giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Ngày 13/10, Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Gia Khánh - thành viên Hội đồng Thành viên, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành VNR - giữ chức vụ Tổng giám đốc VNR, nhiệm kỳ 5 năm.

Tin mới