Đường thăng tiến của ông Phạm Phú Quốc

Ông Phạm Phú Quốc đảm nhiệm nhiều chức vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước ở TP.HCM. Ông bị kỷ luật khiển trách vì sai phạm trong nhiệm vụ chính trị vào năm 2018.

Hãng tin Al Jazeera (kênh thông tin Nhà nước của Qatar) mới đây tung ra tài liệu mật liên quan hàng loạt chính trị gia các nước từng mua hộ chiếu của Cyprus (đảo quốc nằm phía đông Địa Trung Hải). Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc nằm trong danh sách hơn 1.400 hồ sơ được nước này phê duyệt cấp hộ chiếu giai đoạn 2017-2019.
Trước thông tin trên, ngày 25/8, ông Quốc đã thừa nhận trên báo Tuổi trẻ rằng được gia đình bảo lãnh xin cấp quốc tịch Cyprus để thuận tiện đi lại. Ông cũng phủ nhận việc mua quốc tịch Cyprus với giá 2,5 triệu USD.
Đứng đầu loạt doanh nghiệp Nhà nước quan trọng của TP.HCM
Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê Quảng Trị, là thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư hàng hải. Ông hiện là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Từ tháng 7/1993 đến tháng 11/1994, ông Quốc là Trưởng phòng Tiếp thị Điều hành du lịch tại Công ty Phát triển đầu tư thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
Giai đoạn 1994-2000, ông là Trưởng phòng Điều hành tour Công ty Du lịch Tân Định Fiditourist thuộc Tổng công ty Bến Thành.
Năm 2000-2009, ông Quốc kinh qua nhiều vị trí gồm Phó trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Trưởng phòng Quản lý dự án, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Bến Thành (trực thuộc Tổng công ty Bến Thành).
Duong thang tien cua ong Pham Phu Quoc
Ông Phạm Phú Quốc nhận quyết định làm Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận cuối năm 2019. Ảnh: Thành ủy TP.HCM 
Tổng công ty Bến Thành là một trong những doanh nghiệp Nhà nước lớn tại TP.HCM. Đơn vị này đầu tư vốn và tham gia quản lý 32 doanh nghiệp thành viên và sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn giữa trung tâm TP.HCM. Tháng 2/2014, ông Quốc được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Bến Thành.
Ông Phạm Phú Quốc đứng tên đại diện góp vốn của Tổng công ty Bến Thành tại nhiều nơi như Công ty Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội, Công ty Thương mại Hóc Môn... Ông cũng giữ chức chủ tịch tại nhiều đơn vị khác.
Tháng 9/2015, ông Quốc rời Tổng công ty Bến Thành để trở thành Tổng giám đốc kiêm thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HIFC). HIFC là đơn vị tài trợ tín dụng cho loạt dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố.
Tháng 5/2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021) tại đơn vị bầu cử số 4, TP.HCM. Tháng 1/2018, ông Quốc được điều động, bổ nhiệm làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM.
Đây cũng là thời điểm ông Phạm Phú Quốc nói được gia đình bảo lãnh để nhập quốc tịch Cyprus.
Tới tháng 12/2019, ông nhận quyết định về làm Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) với thời hạn 5 năm. Tiền nhiệm của ông Quốc là Tề Trí Dũng, người đã bị khởi tố và bắt tạm giam vào giữa tháng 5/2019 vì tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bị kỷ luật
Ngày 28/9/2018, thời điểm ông Phạm Phú Quốc làm Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc HIFC, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ của công ty này.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xác định ông Phạm Phú Quốc cùng 3 ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy công ty đã vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Duong thang tien cua ong Pham Phu Quoc-Hinh-2
Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc. Ảnh: Quốc hội. 
Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM và một số cá nhân đã vi phạm trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; công tác quản lý đảng viên đi nước ngoài; đoàn kết nội bộ giảm sút.
Ngày 27/8, trao đổi với Zing, ông Nguyễn Hồ Hải, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM, cho biết Sở Nội vụ TP.HCM là đơn vị tham mưu quy trình xử lý sai phạm (nếu có) của ông Phạm Phú Quốc. Sau đó, Sở báo cáo với Ban Cán sự Đảng UBND thành phố để làm tờ trình gửi Ban Tổ chức Thành ủy.
Việc xử lý các sai phạm về mặt Đảng sẽ được Thường trực Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quyết định. Đối với những sai phạm về Luật Cán bộ công chức, các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền và Quốc hội có trách nhiệm xử lý.
Đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) cho biết Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc giải trình. Trên cơ sở đó, Đoàn sẽ trao đổi và báo cáo với Thường trực Thành ủy; đồng thời, báo cáo gửi các cơ quan của Quốc hội để giải quyết sự việc theo quy định pháp luật.

TP HCM: Danh sách sơ bộ 90 ứng cử viên ĐBQH

(Kiến Thức) - Tại Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 (ngày 17/3) vừa qua, các đại biểu đã thống nhất biểu quyết thông qua danh sách sơ bộ 90 ứng cử viên ĐBQH.

Kiến thức giới thiệu danh sách sơ bộ 90 ứng cử viên Đại biểu Quốc hội tại TPHCM:

Nghi vấn ĐBQH có quốc tịch Cyprus: Nếu hai quốc tịch là vi phạm Luật tổ chức Quốc hội?

(Kiến Thức) - Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi đã có quy định rất rõ ràng, cụ thể về việc đại biểu Quốc hội chỉ có duy nhất một Quốc tịch Việt Nam. Do đó, các đại biểu nào mang hai quốc tịch thì buộc phải thôi quốc tịch hoặc thôi đại biểu Quốc hội.

Nghi vấn Đại biểu Quốc hội có quốc tịch Cộng hòa Síp?
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn ĐBQH TP HCM) bị cáo buộc có tên trong danh sách mua hộ chiếu Cộng hòa Síp (Cyprus) với giá 2,5 triệu USD.

Tin mới