Dương Trung Quốc: Mẩu chuyện nhỏ thể hiện nhân cách lớn Đại tướng

(Kiến Thức) - Ấn tượng đầu tiên của ông Dương Trung Quốc với Tướng Giáp là Người rất chủ động xóa bỏ khoảng cách thế hệ bằng sự tin cậy và rất bình đẳng khi trao đổi những vấn đề chuyên môn.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là Chủ tịch danh dự Hội Sử học và ông đã từng có thời gian làm việc cùng với Đại tướng, nên có khá nhiều kỷ niệm đáng nhớ với Người.
Ông Quốc kể về kỷ niệm đầu tiên với tướng Giáp. Đó là cách đây hơn 23 năm, khi đó ông Quốc đang là Phó viện trưởng Viện Sử học và nhận nhiệm vụ sang giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp về mặt tư liệu để chuẩn bị cho chuyến đi thăm Ấn Độ. Đó cũng là lần đầu tiên ông Quốc được tiếp xúc với Tướng Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà sử học Dương Trung Quốc trong một buổi gặp mặt.
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà sử học Dương Trung Quốc trong một buổi gặp mặt.
Ấn tượng đầu tiên của ông Quốc với Tướng Giáp là Người rất chủ động xóa bỏ khoảng cách thế hệ bằng sự tin cậy và rất bình đẳng khi trao đổi những vấn đề chuyên môn.
“Ông đưa ra yêu cầu hãy trao đổi về chi tiết và đề nghị tôi đóng vai ông để viết một bài phát biểu tại Ấn Độ có liên quan đến Bác Hồ. Tôi vừa phấn khởi, vừa lăn lưng vào viết lách rồi gửi cho ông. Ông nhắn rằng, bài viết rất tốt vả cảm ơn sự giúp đỡ của tôi. Nhưng sau này, tôi được đọc bài phát biểu của ông thì không thấy chút dấu vết nào của mình trong đó cả.
Kể từ đó, thỉnh thoảng ông lại gọi tôi đến trao đổi và khi nhắc lại bài diễn văn trên, ông nói rằng, sự chuẩn bị của tôi rất có ích. Tôi hiểu, đấy là sự động viên. Sau này có điều kiện làm việc với ông, tôi hiểu rằng ông luôn luôn lắng nghe người khác, quanh ông có rất nhiều nhà chuyên môn thường xuyên được ông tham khảo.
Khi chuẩn bị bất kỳ việc gì, ông đều tham khảo ý kiến của nhiều người nhưng khi đã phát biểu hay viết thì đó thực sự là ý kiến của ông”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Lần Đại tướng gặp con trai của cố tổng thống Mỹ Kennedy cũng vậy, ông gọi tôi đến trước nửa giờ và đưa ra từng chi tiết nhỏ: Nên xưng hô như nào khi khách kém mình đúng nửa thế kỷ tuổi, nên nhắc gì đến quan hệ Việt - Mỹ trong lịch sử... Tôi nêu lên một vài ý kiến và suy nghĩ của mình. Sau đó, tôi thấy nhiều ý kiến của mình được ông sử dụng. Trong công việc, ông luôn tôn trọng ý kiến của tập thể. Là Chủ tịch danh dự của Hội Sử học, khi có yêu cầu của Hội, ông rất quan tâm chỉ đạo và bảo ban, kể cả chấp hành những đề nghị của Hội đối với ông.
Một kỷ niệm rất sâu sắc nữa về Tướng Giáp mà theo ông Dương Trung Quốc, những mẫu chuyện nhỏ như vậy cũng thể hiện một nhân cách lớn của Đại tướng. Đó là trong một cuộc hội thảo về hai nhân vật cụ Phan Chu Trinh và cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Đà Nẵng, đến lượt nhà giáo Nguyễn Văn Xuân phát biểu, vì giọng xứ Quảng rất nặng, khó nghe nên Đại tướng đã từ trên đoàn Chủ tịch vác ghế xuống ngồi cạnh để nghe cho rõ. Sau đó, Đại tướng đã tranh thủ trao đổi với thầy Xuân với một thái độ rất nghiêm túc. Đại tướng lắng nghe mọi người, những ý kiến tổng kết, cuối buổi Đại tướng còn ở lại tiếp xúc với cả những cơ quan có trách nhiệm của địa phương để "đả thông tư tưởng", bởi lẽ vào thời điểm ấy (năm 1992), nhiều nhận thức khoa học về những vấn đề lịch sử còn "mới mẻ" đối với các nhà chính trị ở nước ta.
Còn một câu chuyện khác về một cuộc trò chuyện giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Quốc mà trong câu chuyện đó, ông Quốc không thể nào quên được cách nói chuyện nhẹ nhàng, bình thản mà sâu sắc của Đại tướng. Năm 2004, vào dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Quốc có hỏi tưởng Giáp về một trong những nhiệm vụ dân sự mà Đại tướng đã đảm nhiệm là Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch.
“Tôi tưởng đấy là câu hỏi "nhạy cảm" nhưng ông cười và trả lời: Chắc có nhiều điều thêu dệt lắm phải không? Thực ra, khi đó, chính anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) trực tiếp "nhờ" tôi gánh vác vì theo tập quán Quốc tế, với vấn đề quan trọng này thì phải cấp Thủ tướng phụ trách mà anh Tô quá bận. Đối với tôi, đấy là một nhiệm vụ, mà đã là nhiệm vụ thì phải hoàn thành”, Tướng Giáp từ tốn trả lời ông Dương Trung Quốc.
"Khi nghe tôi nói có nhiều cử tri đặt vấn đề Nhà nước phong Ông hàm nguyên soái nhân những ngày lễ lớn sắp tới, Đại tướng khoát tay và cười lớn: “Thôi, thôi, đấy không phải là việc của tôi. Tôi sống và đã cống hiến một cách tự nguyện, tôi đã sống một cách thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu… Với tôi, chỉ làm theo lời dạy và chính tấm gương của Bác Hồ “Dĩ công vi thượng”. Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả nhiệm vụ phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch… cũng là nhiệm vụ…
“Bây giờ tôi có nói gì cũng bằng thừa vì đã có quá nhiều lời hay ý đẹp dành cho Đại tướng rồi. Tôi nghĩ thời gian sẽ làm cho hình tượng và sự vĩ đại của Người rộng lớn hơn nữa”, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.

Vỡ òa tiếng khóc tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - Người lính già ngồi xe lăn, cựu binh dân tộc Mông ở Điện Biên và hàng nghìn người dân rưng lệ, chờ tới lượt vào viếng, tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại căn nhà 30 Hoàng Diệu.

Kể từ thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào 18h chiều 4/10, trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu luôn có nhiều người dân tập trung.
Kể từ thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào 18h chiều 4/10, trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu luôn có nhiều người dân tập trung.
Đúng 14h30 chiều nay, cũng tại ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, gia đình cố Đại tướng đã mở cổng đón nhân dân vào viếng.
Đúng 14h30 chiều nay, cũng tại ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, gia đình cố Đại tướng đã mở cổng đón nhân dân vào viếng.
Dòng người xếp hàng chờ đợi giờ vào viếng Đại tướng. Ai cũng buồn bã, chung một nỗi thương tiếc khôn nguôi.
Dòng người xếp hàng chờ đợi giờ vào viếng Đại tướng. Ai cũng buồn bã, chung một nỗi thương tiếc khôn nguôi. 

Những người lính già tề tựu khóc tiễn Anh Cả Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - Những cựu chiến binh từng một thời góp sức làm nên chiến thắng lịch sử, nay lại tề tựu tại số nhà 30 Hoàng Diệu... khóc tiễn Anh Cả Võ Nguyên Giáp về cõi vĩnh hằng.

Ngày đó, họ phơi phới sức trẻ ra trận. Nhưng nay, tóc đã bạc, chân đã mỏi, mắt mờ...
Ngày đó, họ phơi phới sức trẻ ra trận. Nhưng nay, tóc đã bạc, chân đã mỏi, mắt mờ...
Thế nhưng, ngay khi nghe tin Anh Cả Võ Nguyên Giáp từ trần, không quản xa xôi, họ đã trắng đêm lặn lội về Hà Nội viếng "Anh".
Thế nhưng, ngay khi nghe tin Anh Cả Võ Nguyên Giáp từ trần, không quản xa xôi, họ đã trắng đêm lặn lội về Hà Nội viếng "Anh".
Sống đỏ ngực... họ nghiêm trang xếp hàng chờ được thắp nén tâm trang tiễn biệt.
 Sống đỏ ngực... họ nghiêm trang xếp hàng chờ được thắp nén tâm trang tiễn biệt.
Những thương binh đi lại khó khăn, cũng cố gắng mọi cách đến viếng.
 Những thương binh đi lại khó khăn, cũng cố gắng mọi cách đến viếng.
 
Người lính già ngồi trên chiếc xe lăn được lực lượng cảnh vệ hỗ trợ vào viếng.
 Người lính già ngồi trên chiếc xe lăn được lực lượng cảnh vệ hỗ trợ vào viếng. 
Ánh mắt hằn nỗi đau bất tận.
 Ánh mắt hằn nỗi đau bất tận.
Tất cả đều rưng lệ khóc thương người Anh cả đáng kính.
Tất cả đều rưng lệ khóc thương người Anh cả đáng kính.
Ông Giàng Seo Phả, người dân tộc Mông, là một trong những người lính Điện Biên Phủ năm xưa, đã lặn lội về viếng Đại tướng.
 Ông Giàng Seo Phả, người dân tộc Mông, là một trong những người lính Điện Biên Phủ năm xưa, đã lặn lội về viếng Đại tướng.
Đau đáu ánh nhìn hướng vào căn nhà đặt di ảnh của Đại tướng.
 Đau đáu ánh nhìn hướng vào căn nhà đặt di ảnh của Đại tướng.
Di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng tại nhà số 30 Hoàng Diệu.
Di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng tại nhà số 30 Hoàng Diệu.

Tin mới