Đường Trương Đình Hội ở quận 4 và 8: Là danh nhân nào?

(VietnamDaily) - Hiện dư luận xôn xao trước 2 đường ở TP.HCM có tên gần giống nhau: đường Trương Đình Hợi ở quận 4 và đường Trương Đình Hội ở quận 8. Ông Trương Đình Hội là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam, là chí sĩ yêu nước.

Mới đây, dư luận xôn xao trước việc một con đường tồn tại lâu nay tại địa bàn quận 4 TP.HCM mang tên Trương Đình Hợi. Tuy nhiên, tên đường này không có trong hồ sơ tên đường. TP.HCM có một con đường khác mang tên Trương Đình Hội ở quận 8.
Người dân trong khu vực quận 4 không biết Trương Đình Hợi là ai cũng như con đường mang tên này từ bao giờ. Trong văn bản mới đây, Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM điều chỉnh 38 tên đường, có trường hợp đường Trương Đình Hợi ở quận 4.
Từ đây, dư luận có thể hiểu rằng đường Trương Đình Hợi ở quận 4 là viết sai từ tên Trương Đình Hội ở quận 8. Đường Trương Đình Hội thuộc quận 8 nằm ở vị trí từ cầu Phú Định đến đường An Dương Vương. Đường này mở từ năm 1995 và tên đường Trương Đình Hội đặt theo UBND TP.HCM ngày 13/7/1999.
Duong Truong Dinh Hoi o quan 4 va 8: La danh nhan nao?
Đường Trương Đình Hội. Ảnh chụp Google Maps.
Theo sách "Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh", NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2001, Trương Đình Hội (tên thật là Trần Ngọc Hội) là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Các chuyên gia hiện chưa rõ năm sinh của ông nhưng biết được ông qua đời vào năm 1886.
Ông Trương Đình Hội quê ở làng Hà Trung, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là chí sĩ yêu nước. Khi còn nhỏ, ông học ở Huế. Khi lớn lên, ông gia nhập quân đội dưới quyền của tướng Hoàng Tá Viêm (phò mã) và tham gia nhiều trận đánh. Về sau, ông được phong chức Chánh đội trưởng.
Vào năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, xuống chiếu Cần Vương kháng Pháp. Tại Quảng Trị, ông Trương Đình Hội cùng các ông Trần Quang Chuyên, Hoàng Hoán, tiến sĩ Nguyễn Tự Như chiêu tập quân nghĩa dõng nổi lên hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi chống Pháp khắp tỉnh Quảng Trị.
Địa bàn và căn cứ chính của nghĩa quân hoạt động có sự tham gia của ông Trương Đình Hội bao gồm các phường: Cam Lộ, Gio Linh, Ba Lòng... Những hoạt động cách mạng này gây tổn thất không nhỏ cho lực lượng địch.
Đến năm 1886, quân triều (Đồng Khánh) đổ quân ra bao vây và tấn công sơn phòng Tân Sở (nơi vua Hàm Nghi đặt bản doanh) và các vùng do nghĩa quân kiểm soát.
Trước kẻ địch có sức mạnh áp đảo, nghĩa quân Cần Vương do ông Trương Đình Hội lãnh đạo thất bại nhiều trận. Về sau, ông qua đời trong trận chiến.

Mời độc giả xem video: Thêm 7 chuyến bay đưa hành khách mắc kẹt tại Đà Nẵng về Hà Nội, TP. HCM. Nguồn: THĐT1

Ảnh để đời về sự hình thành Quảng trường Ba Đình

(VietnamDaily) - Diện mạo của Quảng trường Ba Đình trong quá khứ từng khác rất nhiều so với ngày nay. Cùng khám phá lịch sử hình thành Quảng trường Ba Đình qua những bức ảnh lịch sử quý giá.

Anh de doi ve su hinh thanh Quang truong Ba Dinh
Vào thời nhà Nguyễn, Quảng trường Ba Đình tương ứng với khu cửa Tây của thành cổ Hà Nội. Đến thời Pháp thuộc, thành bị phá dỡ, khu vực này quy hoạch thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer.
Anh de doi ve su hinh thanh Quang truong Ba Dinh-Hinh-2
Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình tròn của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi Vườn hoa Pugininer là Quảng trường Tròn.

Biết gì về Lăng Ông Bà Chiểu nơi an nghỉ của Tả quân Lê Văn Duyệt?

(VietnamDaily) - Nhân dịp TPHCM đặt tên đường Lê Văn Duyệt, cùng ôn lại câu chuyện lịch sử ly kỳ về Lăng Ông Bà Chiểu, nơi an nghỉ của ngài Tả quân Lê Văn Duyệt.

Biet gi ve Lang Ong Ba Chieu noi an nghi cua Ta quan Le Van Duyet?
 Nằm ở phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) hay Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ bề thế bậc nhất đất Sài Gòn. Trong quần thể các công trình kiến trúc của lăng, phần mộ được xây dựng sớm nhất và có một số phận vô cùng đặc biệt.