[e-Magazine] TS Lê Công Lương: Trí thức là người tạo ra động lực phát triển

TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN, là 1 trong 135 nhà khoa học đã được tôn vinh trí thức khoa học công nghệ (KHCN) tiêu biểu năm 2024.

[e-Magazine] TS Le Cong Luong: Tri thuc la nguoi tao ra dong luc phat trien

“Được tôn vinh là trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu là vinh dự hết sức to lớn trong cuộc đời mỗi nhà khoa học, là niềm tự hào cho cả quá trình cống hiến vì khoa học công nghệ", TS Lê Công Lương chia sẻ.

[e-Magazine] TS Le Cong Luong: Tri thuc la nguoi tao ra dong luc phat trien-Hinh-2

Trò chuyện với Khoa học và Đời sống/ Tri thức và Cuộc sống, TS Lê Công Lương cho hay, ông sinh ra tại Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1985, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Vinh, ông đã lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

“Tốt nghiệp Đại học hôm trước thì hôm sau tôi lên đường nhập ngũ. Cho đến giờ, tôi vẫn tự hào vì đã từng là lính Sư đoàn 312, Quân đoàn I, tham gia Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang, bảo vệ biên giới phía Bắc”, TS Lê Công Lương chia sẻ.
Sau khi rời quân ngũ trở về, TS Lê Công Lương là giáo viên tại Trường THPT Đồng Lộc, sau đó làm công tác Đoàn Thanh niên. Năm 2008, khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Hà Tĩnh thành lập, ông Lương được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, sau đó được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Hà Tĩnh.
[e-Magazine] TS Le Cong Luong: Tri thuc la nguoi tao ra dong luc phat trien-Hinh-3

“Việc đi theo con đường KH&CN, với tôi đó là một cơ duyên. Thời điểm đó, khi được phân công nhiệm vụ mới cùng với tôi, cũng có một vài đồng chí ngại ngần, không muốn nhận. Nhưng tôi cứ mạnh dạn nhận. Tôi tin vào bản thân có thể làm được và cũng muốn thử sức ở lĩnh vực tôi yêu thích”, TS Lê Công Lương tâm sự.

Cho đến nay, đã gần 30 năm, ông Lương gắn bó với sự nghiệp KH&CN, với các tổ chức của Liên hiệp Hội từ Trung ương đến địa phương.
TS Lê Công Lương luôn tự hào là đã góp một phần nhỏ bé trong việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Ông từng làm chủ nhiệm hàng chục đề tài, nhiệm vụ KH&CN, tham gia xây dựng và thực hiện nhiều dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, đặc biệt đối với Quỹ Môi trường toàn cầu. Không những bản thân ông Lương tham gia, mà ông còn kết nối các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn lực, phê duyệt và triển khai các dự án.
Nhiều năm làm công tác giảng dạy và hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, TS Lê Công Lương đã biên soạn tài liệu về nghiệp vụ công tác hội, đoàn thể, xây và triển khai, giám sát đánh giá các đề tài, dự án, tham gia tập huấn cho hơn 60 lớp đào tạo của các hội thành viên, tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc.
[e-Magazine] TS Le Cong Luong: Tri thuc la nguoi tao ra dong luc phat trien-Hinh-4

Trong cuộc đời hoạt động của mình, nếu tính cả thời gian dạy học, ông Lương đã có gần 40 năm gắn bó với công tác vận động trí thức và hoạt động hội. Đề tài tiến sĩ của ông là “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức”. Vì vậy, hơn ai hết ông hiểu được tầm quan trọng của đội ngũ trí thức đối với việc xây dựng và phát triển đất nước.

“Trí thức là những người tạo ra động lực để phát triển, những người nghiên cứu, sáng tạo tìm ra cái mới, phản biện, tư vấn cho những đề tài, dự án lớn phát triển kinh tế, xã hội cũng như phát triển khoa học, giáo dục cũng như các lĩnh vực.
Đặt giả thiết, nếu không có các trí thức, các nhà khoa học, không có sự sáng tạo, phát triển thì tất cả các ngành, lĩnh vực đều dừng lại và nhân loại cũng sẽ không thể tồn tại được. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi KH&CN phát triển vượt bậc thì vai trò của đội ngũ trí thức hơn lúc nào hết cần phải được tôn trọng, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để họ cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước và nhân loại”, TS Lê Công Lương cho hay.
[e-Magazine] TS Le Cong Luong: Tri thuc la nguoi tao ra dong luc phat trien-Hinh-5

Theo TS Lê Công Lương, công tác vận động trí thức đã được quán triệt trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 2 - NQ/TW 7. Tuy nhiên, công tác vận động trí thức không chỉ thuộc Đảng, Nhà nước, mà các tổ chức như Liên hiệp Hội Việt Nam và mỗi tổ chức, gia đình, cá nhân đều có thể tham gia, tích cực góp phần vào công tác này.

“Mỗi gia đình nuôi con ăn học, tốt nghiệp Đại học, làm tiến sĩ, làm khoa học, cũng chính là đã góp phần xây dựng đội ngũ trí thức. Như vậy, xây dựng đội ngũ trí thức không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, mà là của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, toàn xã hội”, TS Lê Công Lương nhấn mạnh.
Điều ông Lương trăn trở, mong muốn, là Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức của trí thức làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đoàn kết tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[e-Magazine] TS Le Cong Luong: Tri thuc la nguoi tao ra dong luc phat trien-Hinh-6

Thân thế cực khủng nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam

Ở thời của Henriette Bùi Quang Chiêu, việc một người phụ nữ đi du học, thông thạo 7 ngôn ngữ, làm việc trong ngành y với đàn ông là điều chưa có tiền lệ.

Y học Việt Nam đã có từ lâu, nhiều danh y lừng lẫy như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh, Trâu Canh không chỉ nổi danh trong nước mà tầm ảnh hưởng lan ra cả nước láng giềng. Thế nhưng, mãi đến khi người Pháp xuất hiện, nước ta mới bắt đầu tiếp cận với Tây y, bác sĩ mới chính thức có mặt.

Giải Nobel Vật lý 2024 vinh danh nền tảng máy học - machine learing

Hai nhà tiên phong về trí tuệ nhân tạo John Hopfield và Geoffrey Hinton đã giành giải Nobel Vật lý vì đã góp phần tạo nên nền tảng máy học, cốt lõi của các trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay.

Geoffrey Hinton, được biết đến là cha đẻ của trí tuệ nhân tạo, là công dân Canada và Anh, làm việc tại Đại học Toronto, còn John Hopfield là người Mỹ làm việc tại Princeton.

"Hai quý ông này thực sự là những người tiên phong", thành viên ủy ban Nobel Vật lý Mark Pearce cho biết.

Giải Nobel hóa học 2024 trao cho 3 nhà nghiên cứu giải mã protein

Những người đoạt giải Nobel Hóa học năm 2024 đã tiết lộ bí mật của protein thông qua công nghệ điện toán và trí tuệ nhân tạo.

Giải Nobel Hóa học năm 2024 đã được chia đôi, trao cho David Baker “vì thiết kế protein điện toán” và nhóm 2 nhà nghiên cứu Demis Hassabis cùng John M. Jumper “vì dự đoán cấu trúc protein”.
Những người đoạt giải Nobel Hóa học năm nay đã tiết lộ bí mật của hầu hết các loại protein thông qua công nghệ điện toán và trí tuệ nhân tạo. 

Hồi ức xúc động của cựu chiến binh tiếp quản Thủ đô

“Nhân dân đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề diễu qua… Xúc động dâng trào, nhất là với những đồng chí đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân ‘Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh’ giữ Hà Nội”, ông Tính nhớ lại.

Hoi uc xuc dong cua cuu chien binh tiep quan Thu do-Hinh-3
70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức ngày 10/10 giải phóng Thủ đô vẫn còn như vẹn nguyên trong tâm trí ông Lê Văn Tính, hội viên Hội cựu chiến binh phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, nguyên liên lạc của Đại đội trưởng Nguyễn Đình Phòng, Đại đội 238, Trung đoàn Thủ đô (102), Sư đoàn quân tiên phong (308).

Nhà toán học Việt giúp trường ĐH Mỹ dẫn đầu TG về đại số

GS Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.

Nhà toán học huyền thoại mở đường thám hiểm vũ trụ qua đời ở tuổi 101
"Một giáo sư tại Đại học Rutgers-New Brunswick, người đã dành cả sự nghiệp của mình để giải quyết những bí ẩn của toán học, đã giải quyết được hai vấn đề cơ bản riêng biệt từng khiến các nhà toán học bối rối trong nhiều thập kỷ", theo Phys.org, một trang tin khoa học của Vương quốc Anh đưa tin ngày 9/10.

Giáo sư đó chính là Phạm Hữu Tiệp, nhà toán học Việt Nam sinh năm 1963, từng là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Nha toan hoc Viet giup truong DH My dan dau TG ve dai so
 Giáo sư Phạm Hữu Tiệp.
Bình luận của Phys.org được đưa ra sau khi giáo sư Phạm Hữu Tiệp công bố một bài báo khoa học mới trên tạp chí Annals of Mathematics số tháng 9. Bài báo này đã đưa ra lời giải cho một vấn đề toán học đã tồn tại gần 7 thập kỷ, được đặt ra bởi nhà toán học lỗi lạc người Mỹ gốc Đức Richard Brauer vào năm 1955. "Lời giải cho những vấn đề đã tồn tại quá lâu này có thể nâng cao hơn nữa hiểu biết của chúng ta về tính đối xứng của các cấu trục và vật thể có trong tự nhiên và khoa học, cũng như hiểu biết về hành vi lâu dài của nhiều quá trình ngẫu nhiên phát sinh học các lĩnh vực từ hóa học và vật lý kỹ thuật cho đến khoa học máy tính và kinh tế", Phys.org viết. Mở một nút thắt đã tồn tại 70 năm trong toán học

Tin mới