Ếch tiến hóa nhờ hành tinh khiến khủng long tuyệt chủng

Một nghiên cứu khoa học cho thấy sự đa dạng lớn của loài ếch ngày nay là kết quả từ vụ va chạm giữa Trái Đất với một tiểu hành tinh khiến loài khủng long tuyệt chủng.

Nghiên cứu mới cho thấy quần thể ếch đã bùng nổ sau sự kiện tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm. Điều này dường như mâu thuẫn với những bằng chứng trước đây cho thấy nguồn gốc cổ xưa của nhiều nhóm ếch chính.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science, khoảng 90% loài ếch ngày nay tiến hóa từ 3 loài ếch sống sót sau sự kiện này.

Ếch là một trong những nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất với hơn 6.700 loài được phát hiện. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu di truyền đã cản trở nỗ lực theo dõi tiến trình tiến hóa của chúng.

Ech tien hoa nho hanh tinh khien khung long tuyet chung

Ếch Hyla sanchiangensis ở miền đông Trung Quốc là hậu duệ của 1 trong 3 loài ếch đã vượt qua sự tuyệt chủng hàng loạt trên Trái Đất vào 66 triệu năm trước để phát triển trên toàn thế giới. Ảnh: Peng Zhang.

Sự đa dạng hóa ấn tượng của ếch dường như đã xảy ra sau vụ va chạm giữa tiểu hành tinh với khu vực hiện là rìa bán đảo Yucatan ở Mexico.

Phát ra năng lượng nhiều hơn 1 tỷ lần so với một quả bom nguyên tử, vật thể ngoài hành tinh này đã quét sạch 3/4 sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó dường như lại tạo ra bước tiến hóa cho loài ếch.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu 95 gen từ ADN của 156 loài ếch. Sau đó họ kết hợp dữ liệu này với thông tin di truyền từ 145 loài nữa để tạo ra "phả hệ" chi tiết của ếch dựa trên các mối quan hệ di truyền của chúng.

David Blackburn, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích trên BBC: "Ếch đã xuất hiện cách đây khoảng 200 triệu năm. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy chỉ đến khi khủng long tuyệt chủng, sự đa dạng hóa của loài ếch mới bùng nổ dẫn tới việc hình thành phần lớn các loài ếch mà chúng ta thấy ngày nay".

Tiến sĩ Blackburn cho biết tốc độ đa dạng hóa của ếch đa sau vụ va chạm cho thấy những loài sống sót có lẽ đã lấp đầy các khoảng trống sinh thái mà những loài khác bỏ lại.

Loài ếch đặc biệt phát ra âm thanh giống tiếng... dê

Theo phóng viên tại Nam Mỹ, ngày 25/7, các nhà khoa học Colombia thông báo vừa phát hiện một loài ếch đặc biệt, có xương màu xanh và có tiếng kêu giống tiếng con dê trong các cánh rừng nhiệt đới của nước này.

Thông cáo từ Bộ Môi trường Colombia cho biết loài ếch trên là động vật lưỡng cư trong họ nhái bén, thuộc bộ Anura, có tên khoa học là Scinax Caprarius.

Kỳ lạ nơi nhân giống ếch độc quý hiếm làm điều bất ngờ

Các nhà bảo tồn Colombia đang nỗ lực nhân giống và xuất khẩu nhiều loài ếch độc quý hiếm nhằm hạ giá thành mẫu vật này trên thị trường sưu tầm, gây áp lực với những kẻ buôn lậu.

Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo

Trong trang trại nhỏ bao quanh bởi sương mù và mây, Iván Lozano đang kiểm tra hàng chục thùng thủy tinh chứa loài ếch hiếm nhất thế giới. Là nhà bảo tồn động vật, suốt nhiều năm Lozano đã và đang chiến đấu chống nạn buôn lậu loài ếch độc quý hiếm, thậm chí mạo hiểm cả mạng sống và tiền bạc để cứu những con vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-2
Nhưng Lozano không săn lùng những kẻ săn trộm và buôn lậu. Anh cố gắng kiềm chế hoạt động của chúng bằng cách nhân giống hợp pháp và bán loài ếch này với giá thấp hơn so với những mẫu vật được lấy từ rừng ở Colombia. Trung tâm nhân giống ếch Tesoros de Colombia là một trong số các chương trình bảo tồn trên khắp thế giới được thành lập nhằm ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã, cung cấp động vật quý được nhân giống và nuôi nhốt cho những người đam mê sưu tầm.
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-3
"Chúng tôi không thể kiểm soát được việc một số quốc gia cho phép người dân sở hữu hợp pháp những con vật này. Do đó, chúng tôi muốn đảm bảo rằng những nhà sưu tầm có thể mua được động vật nuôi nhốt và được xuất khẩu hợp pháp", Lozano nói với AP.
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-4
Việc làm của Lozano khiến anh trở nên nổi tiếng trong giới sưu tầm Mỹ, khi ngày càng nhiều người mong muốn có được các mẫu động vật quý một cách hợp pháp. "Trước đây, bạn không thể sở hữu hợp pháp một con ếch quý. Nếu bạn nhìn thấy một con trong bộ sưu tập của ai đó, rất có thể nó đến từ thị trường chợ đen", Julio Rodríguez, nhà sưu tầm giàu kinh nghiệm ở thành phố New York, Mỹ, nói.
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-5
Rodríguez cho biết kể từ khi Tesoros de Colombia bắt đầu xuất khẩu ếch sang Mỹ sáu năm trước, giá của một số loài ếch quý giảm đáng kể. Ví dụ như giá ếch Harlequin giảm đến 50%, hoặc loài Golden Dart có giá giảm từ khoảng 150 USD vài năm trước xuống còn 30 USD. "Chúng tôi muốn giá của loài động vật này giảm xuống đến mức những kẻ buôn lậu không còn có lãi khi buôn bán chúng", anh Lozano giải thích. 
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-6

Lozano cho biết công ty của anh cũng giúp các nhà sưu tầm nhân giống ếch để các mẫu vật quý được nuôi nhốt hợp pháp này tràn ngập thị trường, gây áp lực cho những kẻ buôn lậu. Ếch được nuôi nhốt bởi Lozano không có độc, bởi vì chúng có chế độ ăn khác với các cá thể sống trong môi trường hoang dã. Tuy nhiên, các nhà sưu tập vẫn muốn sở hữu chúng vì màu sắc rực rỡ bắt mắt.

Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-7
"Chúng tôi hướng tới kinh doanh bền vững bằng cách ngày càng gia tăng số lượng loài mới được nuôi nhốt", anh Lozano cho biết. Hiện công ty của anh có giấy phép xuất khẩu bảy loài ếch, bao gồm Red Lehmanni, loài ếch rất hiếm và được gọi là "Chén Thánh". Lozano đang xin chính phủ Colombia cấp phép để xuất khẩu thêm 13 loài ếch bị đe dọa bởi nạn buôn lậu.
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-8
Tuy nhiên, nỗ lực bảo tồn của các nhà khoa học như Lozano vẫn phải đối mặt với thực tế là ở nhiều quốc gia, hoạt động bảo tồn chưa thực sự hiệu quả. Indonesia cho phép xuất khẩu 3 triệu con tắc kè Tokay được nuôi nhốt ra thế giới mỗi năm. Nhưng theo Chris Shepherd, nhà bảo tồn động vật có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với tổ chức vì môi trường TRAFFIC, khâu quản lý yếu kém tạo điều kiện cho nạn tham nhũng hoành hành, khiến các công ty vẫn có thể bán tắc kè hoang Gecko.
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-9
Laura Tensen, nhà động vật học tại Đại học Johannesburg, cho biết "một số loài động vật quý được nuôi nhốt có thể có tác dụng" kiềm chế nạn buôn lậu mẫu vật hoang dã. "Tuy nhiên, thị trường nuôi nhốt này không phải lúc nào cũng có thể thay thế thị trường động vật hoang dã", Tensen nhận định.
Ky la noi nhan giong ech doc quy hiem lam dieu bat ngo-Hinh-10
Lozano phải mất đến ba năm mới có thể xin được giấy phép xuất khẩu ếch đầu tiên cho công ty. Anh cũng phải chiến đấu chống lại nhiều lời chỉ trích. Giờ đây Lozano muốn bắt đầu chương trình tái sinh các khu rừng với những con ếch được nhân giống trong phòng thí nghiệm. Colombia là quê hương của 734 loài ếch, số lượng nhiều thứ hai chỉ đứng sau Brazil. Viện nghiên cứu môi trường Humboldt cho biết ít nhất 160 loài lưỡng cư ở Colombia đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Đây là tình huống cấp bách. Nếu chúng ta không kiên trì thì một số loài ếch có thể bị tuyệt chủng", Lozano nói. 

Tin mới