Em dâu không làm việc nhà, về mẹ đẻ không xin phép nhà chồng

Em dâu không phụ mẹ tôi làm việc nhà, cũng không giặt quần áo của hai vợ chồng.

Đầu năm nay, em trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Dù em đã giới thiệu trước nhưng tôi khá ngạc nhiên khi thấy cô ấy quá trẻ.

Cô gái mới 19 tuổi, nhỏ hơn em trai tôi 5 tuổi. Vì chưa đủ trưởng thành nên cô bé hành xử rất trẻ con và hay nhõng nhẽo.

Gia đình tôi không hài lòng nhưng vẫn tiếp đón ân cần. Cả nhà cũng không chia sẻ điều này với em trai tôi, chỉ thầm hy vọng mối quan hệ của hai đứa sớm chấm dứt.

3 tháng sau, cả nhà tôi suýt ngất khi em trai xin phép cưới vợ. Người vợ mà em chọn chính là cô bạn gái trẻ con từng dẫn về nhà.

Ban đầu, bố mẹ tôi phản đối rất quyết liệt. Bố mẹ cho rằng, tôi là chị còn chưa gả đi thì em trai phải chờ thêm ít năm.

Tôi khuyên em trai còn trẻ, đi làm chưa bao lâu, cưới vợ về thì lấy gì mà nuôi. Trong khi đó, bạn gái của em vừa tốt nghiệp cấp 3, không có việc làm. Kinh tế không vững, tính cách bồng bột thì hôn nhân khó bền chặt.

Bố mẹ và tôi nhẹ nhàng khuyên can nhưng em nhất định không nghe. Em dọa nghỉ làm, dẫn bạn gái đi ở trọ.

Em dau khong lam viec nha, ve me de khong xin phep nha chong

Em dâu trẻ con khiến cuộc sống gia đình tôi đảo lộn. Ảnh minh họa: PX

Hết cách, bố mẹ cho em trai tôi làm đám cưới với điều kiện phải sống chung. Em tôi đồng ý và lễ cưới diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua.

Sau ngày cưới, cả nhà tôi cùng quây quần ăn cơm. Bố mẹ tôi từ tốn căn dặn vợ chồng em phải yêu thương, nhường nhịn nhau.

Hôm đó, tôi cùng em dâu chuẩn bị cơm và rửa chén rất vui vẻ. Tôi nghĩ em trẻ con nhưng ngoan ngoãn, nghe lời thì cũng ổn. Tuy nhiên, tôi không ngờ bữa cơm chung hôm đó chỉ diễn ra đúng một lần.

Qua hôm sau, tôi và em trai đi làm thì em dâu vẫn còn ngủ trong phòng. Tối đó, mẹ tôi kể, em dâu rời nhà từ sáng mà không xin phép. Mẹ tôi hỏi đi đâu thì em bảo về nhà mẹ đẻ.

Khi cả nhà ăn cơm tối, tôi vẫn chưa thấy em dâu đâu. Sau bữa cơm, em trai tôi chạy xe máy đi đâu đó. 

Khoảng 2 tiếng sau, cả nhà đang xem tivi ở phòng khách thì vợ chồng em trai tôi trở về. Em dâu đi ngang qua, vội vàng cúi đầu chào rồi đi vào phòng. Bố mẹ tôi thở dài, chẳng buồn trách móc.

Từ đó, em trai tôi đều đặn sáng chở vợ qua nhà mẹ, rồi tối muộn đón về. Có hôm, vợ chồng em ăn cơm ở nhà vợ hoặc ăn ngoài. Cả hai ra vào như thể nhà bố mẹ là chỗ trọ.

Em dâu không phụ mẹ tôi làm việc nhà. Em cũng không giặt quần áo của hai vợ chồng. Vợ chồng em vô tư thay đồ và bỏ ở một góc phòng. Mẹ tôi dọn dẹp nhà cửa thấy vậy phải gom đi giặt.

Quần áo giặt sạch, phơi trên sào, em dâu cũng không biết thu vào nhà. Chướng mắt, mẹ tôi đành lấy vào, xếp gọn gàng và cho vào tủ.

Tôi nói mẹ đừng làm như thế, vợ chồng em sẽ ỷ lại. Tuy nhiên, mẹ tôi thở dài và bảo: “Con trai cưới phải ‘trẻ con’ thì khổ bố mẹ. Nếu mẹ lên tiếng than phiền, vợ chồng nó sẽ có cớ ra ở riêng hoặc về nhà vợ sống”.

Nhìn bố mẹ vất vả, tôi xót xa vô cùng nhưng biết phải làm sao đây. Gia đình các bạn có gặp phải trường hợp như em dâu của tôi không? Các bạn làm cách nào để uốn nắn, thay đổi họ? 

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Bố dượng bán nhà, giúp con gái riêng của vợ trả nợ

Người ta thường bảo bố dượng, mẹ ghẻ không tốt nhưng ông lại dành hết tình thương cho đàn con của vợ.

Ông ngoại ruột mất từ lúc mẹ tôi 10 tuổi. Chồng mất sớm, một mình bà ngoại tảo tần nuôi 5 con thơ dại.

Bà có vẻ đẹp đằm thắm nên đàn ông trong vùng thường lân la, lui tới. Khi biết bà nuôi tận 5 đứa con, họ ít đến chơi, rồi mất dạng. Người cuối cùng chọn đồng cam cộng khổ với bà chính là ông ngoại hiện tại. 

Người nhiều tiền chưa chắc hạnh phúc nếu không áp dụng 3 nguyên tắc

Theo Sohu, một gia đình muốn thịnh vượng lâu dài thì phải chú ý đến ba nguyên tắc cơ bản.

Đạo đức sống là linh hồn của một con người thậm chí là một gia đình. Thực tế nhiều gia đình giàu nhưng không có đạo đức, thì cũng không có được hạnh phúc, vui vẻ.

Những người lớn tuổi trong gia đình nên truyền dạy cho con cháu đạo đức sống, lòng biết ơn và sự chia sẻ, giúp đỡ người khác. Luôn sống trên nguyên tắc chữ đức là hàng đầu.

Tin mới