EVNFinance ký kết vay trị giá 30 triệu USD từ ngân hàng Hà Lan

Theo thông tin công bố từ Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance), ngày 21/10/2024, EVNFinance và Ngân hàng Phát triển doanh nghiệp Hà Lan (Dutch Entrepreneurial Development Bank - FMO) đã ký kết thành công hợp đồng vay vốn trị giá 30 triệu USD.

Lễ kí kết được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh 2024 diễn ra tại TP.HCM từ ngày 21 đến 23/10/2024 với sự tham gia của các doanh nghiệp, định chế phát triển đến từ Châu Âu và Việt Nam. Đại diện EVNFinance, ông Mai Danh Hiền – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc và đại diện FMO, bà Franca Vossen – Chief Risk Officer (Giám đốc Quản lý Rủi ro) đã ký kết hợp đồng vay vốn này.

EVNFinance ky ket vay tri gia 30 trieu USD tu ngan hang Ha Lan
 
Theo đó, khoản vay trị giá 30 triệu (tương đương khoảng 750 tỷ VND) từ  FMO có thời hạn 5 năm dự kiến sẽ được EVNFinance sử dụng để phát triển dự án xanh và hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), và/hoặc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) do phụ nữ làm chủ – đây cũng chính là định hướng và kế hoạch kinh doanh của EVNFinance trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, ít nhất 35% giá trị khoản vay sẽ được giải ngân cho các Dự án xanh đủ điều kiện.

Một trong những nguồn vốn trọng yếu của EVNFinance đến từ nguồn tài trợ của các Định chế Tài chính Phát triển Châu Âu, trong đó EVNFinance không chỉ tiếp nhận dòng vốn mà còn nhận được hỗ trợ kỹ thuật để hoàn thiện và điều chỉnh hệ thống, quy trình chính sách nội bộ của EVNFinance, đặc biệt đối với nội dung đánh giá rủi ro môi trường xã hội – là một nội dung trong định hướng phát triển bền vững của EVNFinance.

EVNFinance ky ket vay tri gia 30 trieu USD tu ngan hang Ha Lan-Hinh-2
 
Sự hợp tác lần này với FMO của EVNFinance không chỉ là cánh cửa mở ra những cơ hội tiếp cận nguồn vốn chất lượng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và EVNFinance nói riêng, mà đây còn là một lời khẳng định chắc chắn về uy tín của EVNFinance trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của EVNFinance, hướng đến việc cấp vốn cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Để đáp ứng được các điều kiện vay từ FMO và các quỹ quốc tế khác, EVNFinance đã liên tục nâng cao năng lực đánh giá và quản trị rủi ro Môi trường - Xã hội cũng như hoàn thiện các khung chính sách, quy trình nội bộ đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho EVNFinance trên hành trình phát triển bền vững, cũng như đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng và kinh tế Việt Nam.

Cứ hè đến là thiếu điện, trách nhiệm EVN ở đâu?

Kinh doanh thua lỗ khiến EVN phải tăng giá điện, trong khi đó tình trạng thiếu điện vẫn thường xuyên xảy ra khiến EVN phải nhập khẩu, kêu gọi người dân tiết kiệm điện, nhưng còn hàng nghìn MW điện tái tạo chưa thể vận hành thương mại.

Vì đâu thiếu điện?

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông báo hệ thống điện không còn công suất dự phòng, dự báo cả nước có nguy cơ thiếu điện, trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào cao điểm mùa nắng nóng (tháng 5, 6, 7).

Đề xuất thanh tra giá điện: EVN nói gì về nghìn tỷ gửi ngân hàng?

EVN giải thích, hàng chục nghìn tỷ với số dư nợ ngắn hạn của các công ty thành viên là để duy trì dòng tiền cho sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ gốc, lãi vay.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.

Trong đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.

Tin mới