Eximbank được chấp thuận phát hành 265 triệu cổ phiếu trả cổ tức 18%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa nhận được quyết định chấp thuận tăng vốn điều lệ từ NHNN bằng phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức. 

Theo đó, Eximbank dự kiến phát hành 265,55 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông tỷ lệ 18%.
Nguồn phát hành từ lợi nhuận để lại luỹ kế các năm trước (đến cuối năm 2021) và lợi nhuận năm 2022 sau khi trích lập các quỹ trên BCTC kiểm toán 2022.
Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của Eximbank sẽ tăng thêm 2.655,5 tỷ lên 17.469,6 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn trước ngày 31/10/2023. 
Theo Eximbank, sự cần thiết của việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo đạt mức vốn mục tiêu theo tinh thần của Quyết định 689/QĐ-TTg về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước liên tục diễn biến phức tạp, Eximbank rất cần bổ sung vốn để đảm bảo an toàn hoạt động trong trường hợp có diễn biến bất lợi, đáp ứng kế hoạch kinh doanh và khẩu vị rủi ro, duy trì mục tiêu phát triển bền vững...
Trên thị trường, đóng cửa phiên ngày 21/8, cổ phiếu EIB đứng giá tại mức 23.000 đồng/cp, ghi nhận mức tăng khá 14% trong vòng 1 tháng qua. Thanh khoản cũng khá sôi động khi bình quân gần 11 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. 
Eximbank duoc chap thuan phat hanh 265 trieu co phieu tra co tuc 18%
 
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm, dù giảm trích lập dự phòng 6% chỉ còn 270 tỷ đồng, nhưng do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 1.675 tỷ đồng (giảm 24%), nên lãi trước thuế của Eximbank chỉ hơn 1.405 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Với kế hoạch 5.000 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm 2023, Eximbank mới thực hiện được 28% sau 6 tháng.
Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của Eximbank tăng 3% so với đầu năm lên gần 190.301 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 1% lên 131.849 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán, tiền gửi khách hàng cũng tăng 4% lên 154.278 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu tính đến 30/6/2023 của Eximbank hơn 3.625 tỷ đồng, tăng 54% so với đầu năm. Đáng chú ý là nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3,8 lần, chiếm 1,009 tỷ đồng. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu vọt tăng từ mức 1,8% đầu năm lên 2,75%.

Eximbank và những kỷ lục chưa từng có trong lịch sử ngân hàng Việt Nam

“Cuộc chiến” nhân sự cấp cao tại ngân hàng Eximbank (mã CK: EIB) ngày càng rắc rối. Trước thềm ĐHCĐ, một sự kiện kì lạ diễn ra khi Chủ tịch HĐQT Eximbank - Yasuhiro Saitoh bị miễn nhiệm chức danh rồi lại bầu trở lại làm Chủ tịch HĐQT Eximbank chỉ trong 55 phút.

Kỷ lục 2 năm, 8 lần đổi “ghế nóng”

Eximbank "rớt đài" lợi nhuận, thay tướng... có đổi vận?

Hội đồng quản trị Eximbank vừa công bố bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng sau hơn 2 năm bỏ trống. Việc thay đổi nhân sự của nhà băng này liệu có đề ra được chiến lược bứt phá, đổi vận khi lợi nhuận đi ngang?

Ngày 8/9 vừa qua, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thông báo đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc (SN 1969) giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng sau khi đã được phê duyệt từ Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, sau hơn 2 năm bỏ trống kể từ tháng 4/2019 khi ông Lê Văn Quyết hết hợp đồng, Eximbank đã có Tổng giám đốc mới.

Tin mới