Eximbank là nhà băng ghi nhận khoản mục cho vay khách hàng giảm mạnh nhất tới 11% về mức 101.032 tỷ đồng.
Cụ thể, tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Eximbank giảm 10% so với đầu năm, chỉ còn 151,273 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 42% (3,333 tỷ đồng), tiền vàng gửi tại và cho vay TCTD khác giảm 16% (21,644 tỷ đồng), các công cụ tài chính phái sinh giảm mạnh 83% và đặc biệt là cho vay khách hàng giảm 11% (101,302 tỷ đồng).
Về nguồn vốn kinh doanh cũng có một số sự sụt giảm như tiền gửi của khách hàng giảm 8% về còn 127.843 tỷ đồng; tiền gửi và vay các TCTD khác cũng giảm 63%.
Tình hình cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng tại thời điểm 30/9/2020 của 3 nhà băng. |
Cụ thể, tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Saigonbank xấp xỉ đầu năm, ghi nhận hơn 22,700 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng giảm nhẹ 3%, chỉ còn hơn 14,092 tỷ đồng, tài sản có khác tăng 28%, các khoản phải thu tăng 27%. Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tăng 13% so với đầu năm, lên gần 17,744 tỷ đồng.
Saigonbank không công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên không có thông tin về nợ xấu của nhà băng này.
Ngày 15/10/2020 vừa mới đây, Saigonbank chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 25,800 đồng/cp. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào lên sàn cũng tăng giá, ngay chính ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu SGB đã "nằm sàn” với giá chốt phiên 15,500 đồng/cp.
Hiện, thị giá SGB sau gần 1 tháng lên sàn chứng khoán đã giảm về mức 13,000 đồng/cp (chốt phiên 6/11), giảm gần 50% kể từ khi đăng ký giao dịch với khối lượng giao dịch bình quân gần 138,000 cp/ngày.
Đối với SeABank, tính đến ngày 30/09/2020, tổng tài sản tăng nhẹ 6% so với đầu năm, lên mức hơn 167,426 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu (+21%), các khoản lãi, phí phải thu (+7%). Trong khi đó, cho vay khách hàng lại giảm nhẹ 1%, chỉ còn gần 97,871 tỷ đồng.
Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi của khách hàng tăng 7% so với đầu năm, đạt hơn 102,547 tỷ đồng. Tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 28%, ghi nhận gần 40,288 tỷ đồng.