FDI tháng 11 đạt gần 31,8 tỷ USD, Hàn Quốc đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

(Vietnamdaily) - Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2.913,6 triệu USD, chiếm 19,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.
 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) tính đến 20/11 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó có 3.478 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,7 tỷ USD, tăng 28,2% về số dự án và giảm 7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 1.256 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,9 tỷ USD, giảm 20,7%; 8.561 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 11,2 tỷ USD, tăng 47,1%.

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần có 2.092 lượt làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là hơn 6,8 tỷ USD và 6.469 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 4,4 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 17,6 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

FDI thang 11 dat gan 31,8 ty USD, Han Quoc dau tu lon nhat vao Viet Nam
 FDI tháng 11 đạt gần 31,8 tỷ USD, Hàn Quốc đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

Trong 11 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án đạt 10.333,5 triệu USD, chiếm 70,4% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.439,1 triệu USD, chiếm 9,8%; các ngành còn lại đạt 2.907,5 triệu USD, chiếm 19,8%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 11 tháng đạt 15.438,7 triệu USD, chiếm 75,1% tổng vốn đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đạt 1.415,9 triệu USD, chiếm 6,9%; các ngành còn lại đạt 3.698,9 triệu USD, chiếm 18%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6.122,5 triệu USD, chiếm 54,5% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.898,4 triệu USD, chiếm 16,9%; các ngành còn lại đạt 3.220,7 triệu USD, chiếm 28,6%.

Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2.913,6 triệu USD, chiếm 19,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 2.281 triệu USD, chiếm 15,5%.

Singapore 1.951,7 triệu USD, chiếm 13,3%; Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 1.928,4 triệu USD, chiếm 13,1%; Nhật Bản 1.656,8 triệu USD, chiếm 11,3%; Đài Loan 726,6 triệu USD, chiếm 4,9%; Xa-moa 569,9 triệu USD, chiếm 3,9%; Thái Lan 557,5 triệu USD, chiếm 3,8%.

Nghi vấn hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế

Thống kê của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, mỗi năm có khoảng 40 - 50% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam kê khai lỗ. Trong đó, rất nhiều DN lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí mở rộng quy mô.

Nghi van hang loat doanh nghiep FDI chuyen gia, tron thue
 Coca - Cola Việt Nam nhiều năm liên tục khai báo lỗ. ảnh: Hồng Vĩnh
Một trong những doanh nghiệp FDI (DN đầu tư trực tiếp nước ngoài) đầu tiên dính nghi án chuyển giá là Coca-Cola. Theo đại diện Cục Thuế TPHCM, Công ty Coca-Cola Việt Nam bị xếp vào vị trí hàng đầu trong danh sách DN nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá. Coca-Cola đến đầu tư tại Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước và trong suốt gần 20 năm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola nhiều năm khai báo lỗ.

Vốn FDI đổ vào nhà đất tăng mạnh, nhưng TP HCM vẫn giảm nguồn thu từ tiền sử dụng đất

(Vietnamdaily) - Nguồn vốn FDI đổ vào BĐS TP.HCM đang đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, nguồn thu từ tiền sử dụng đất lại bất ngờ sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI đổ vào 26 dự án

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), 6 tháng đầu năm 2019, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào 26 dự án bất động sản của thành phố, với vốn đăng ký 225,9 triệu USD.