FedEx của Mỹ bị Trung Quốc điều tra vì làm thất lạc đồ của Huawei

Trung Quốc quyết định mở cuộc điều tra đối với công ty chuyển phát nhanh của Mỹ với cáo buộc chuyển không đúng địa chỉ các kiện hàng của Huawei.

Truyền thông Trung Quốc hôm nay cho biết nước này đã chính thức mở cuộc điều tra đối với FedEx China (công ty chuyển phát nhanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc), sau khi nhận được đơn kiện Huawei về việc FedEx đã chuyển phát một số bưu kiện của tập đoàn này tới Mỹ thay vì tới các địa chỉ ở châu Á.
Mặc dù theo thông tin của Tân Hoa Xã, “các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đã bắt đầu mở một cuộc điều tra về FedEx”, tuy nhiên lại không hề nêu rõ đó là cơ quan nào.
Sau vụ việc, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xem xét lại quan hệ làm ăn với FedEx. Ngay lập tức, phía công ty của Mỹ cũng đã lên tiếng xin lỗi về sự cố giao hàng “nhầm địa chỉ” này.
Theo giải thích từ phía FedEx, vào thời điểm giao hàng, “không có bất cứ bên nào yêu cầu nhận các bưu kiện này”.
Cuộc điều tra của Bắc Kinh về FedEx được tiến hành khi mà Huawei đang phải đối mặt với việc bị Mỹ liệt vào “danh sách đen” và cấm giao dịch với các công ty Mỹ khi chưa được Chính phủ Mỹ cấp phép.
Đáp lại, vào tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết danh sách này của Mỹ không nhắm vào bất kỳ lĩnh vực hay công ty nào cụ thể, mà được thiết kế để “bóp méo thị trường nhằm phục vụ các mục đích phi thương mại”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp người đồng cấp bên phía Trung Quốc vào cuối tháng này tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức xác nhận liệu ông Tập Cận Bình có tham dự cuộc họp này không.
Một cuộc họp Trump-Tập sẽ là một bước ngoặt trong cuộc chiến thương mại căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tiến trình đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp đã bị đình trệ từ tháng trước, khi Washington quyết định tăng thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, dẫn đến sự đũa sau đó của Bắc Kinh.

Công chúa Thái Lan không có tên trong danh sách ứng viên Thủ tướng

Chị gái Nhà Vua Thái Lan Ubolratana đã không có tên trong danh sách ứng cử viên thủ tướng được Ủy ban Bầu cử Thái Lan công bố.

Ngày 11/2, Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã công bố danh sách ứng cử viên chính thức của các chính đảng chạy đua vào chức thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới mà không có tên bà Ubolratana.

Công chúa Reema bint Bandar sẽ làm nữ Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ

(Kiến Thức) - Saudi Arabia mới đây đã bổ nhiệm Công chúa Reema bint Bandar làm đại sứ của nước này tại Mỹ, thay thế Hoàng tử Khalid bin Salman. Được biết, bà là con gái của cựu đại sứ Bandar bin Sultan Al Saud.

Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My
 Ngày 24/2, sắc lệnh của Hoàng gia Saudi Arabia đã bổ nhiệm Công chúa Reema bint Bandar Al Saud làm đại sứ của nước này tại Mỹ, thay thế Hoàng tử Khalid bin Salman. Ảnh: ESPN.com.
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-2
 Được biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Saudi Arabia, nữ giới được đảm nhiệm vai trò của một đại sứ ngoại giao cấp cao. Ảnh: Youtube.
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-3
 Trong một bài đăng trên trang Twitter, Công chúa Reema bint Bandar đã gửi lời cảm ơn đến Thái tử kế vị Mohammed bin Salman khi tin tưởng bổ nhiệm bà làm Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ. Ảnh: Getty.
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-4
 Được biết, Công chúa Reema bint Bandar sinh năm 1975 tại Riyadh, Saudi Arabia. Tuy nhiên, Công chúa Reema có nhiều năm sinh sống ở nước Mỹ trong thời gian cha bà, ông Bandar bin Sultan Al Saud, làm Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ từ năm 1983 đến 2005. Ảnh: CNN. 
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-5
 Tân Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ từng theo học tại Đại học George Washington và tốt nghiệp chuyên ngành Bảo tàng. Sau khi tốt nghiệp, bà quay trở về thủ đô Riyadh. Ảnh: ABC. 
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-6
 Trong thời gian học nghiên cứu bảo tàng, Công chúa Reema đã thực tập tại Viện Thế giới Ả-rập tại thủ đô Paris (Pháp) và Bảo tàng nghệ thuật Sackler ở thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: Telegraph India.
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-7
 Trong thập niên qua, Công chúa Reema đã đóng góp nhiều sáng kiến, cả trong lĩnh vực tư và công cộng. Ảnh: EW. 
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-8
 Được biết, sau khi trở về Saudi Arabia vào năm 2005, Công chúa Reema đồng sáng lập Yibreen - trung tâm gym và spa cho phụ nữ. Sau đó, bà được bổ nhiệm vào vị trí CEO tại công ty Al Hama LLC và cũng là CEO của tổ chức Alfa International trong nhiều năm. Ảnh: BI.
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-9
 Công chúa Reema là một doanh nhân năng động. Năm 2013, bà đã thành lập công ty Alf Khair. Bà cũng là thành viên của Hội đồng Tư vấn Sáng kiến Doanh nhân nữ của Ngân hàng Thế giới. Ảnh: Twitter.
Cong chua Reema bint Bandar se lam nu Dai su Saudi Arabia tai My-Hinh-10
 Về đời tư, Công chúa Reema đã kết hôn với Hoàng tử Faisal bin Turki bin Nasser bin Abdulaziz Al Saud và có hai người con (một trai, một gái). Tuy nhiên, cặp đôi đã ly hôn vào năm 2012. Ảnh: IM.

Tin mới