FTM tiếp tục bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(Kiến Thức) - Kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ đối với khoản lỗ hơn 94 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền gần 464 tỷ đồng,...

FTM tiếp tục bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Theo BCTC soát xét bán niên 2021, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) ghi nhận lỗ ròng hơn 94 tỷ đồng, tăng lỗ lũy kế từ hơn 196 tỷ đồng lên hơn 290 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại báo cáo này, kiểm toán đưa ra kết luận ngoại trừ đối với khoản lỗ hơn 94 tỷ đồng, các khoản vay ngân hàng quá hạn thanh toán số tiền gần 464 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền gần 233 tỷ đồng.
Đồng thời, tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo đó, kiểm toán cho rằng khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của Công ty.
Vì vậy, các điều kiện này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
FTM tiep tuc bi nghi ngo kha nang hoat dong lien tuc
 
Trước ý kiến của kiểm toán, FTM đưa ra giải trình về khoản lỗ phát sinh, nợ vay và lãi vay quá hạn ngân hàng như sau: Từ quý 2/2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực đến toàn ngành dệt may. Theo đó, ngành sợi cũng bị ảnh hưởng khiến Công ty phải dừng sản xuất hoàn toàn nhà máy 2 và nhà máy 5.
Mặc dù từ quý 2/2021 cùng với việc duy trì ổn định được nhà máy 1, Công ty đã huy động nguồn lực để khôi phục được 50% sản lượng nhà máy 2 và bước đầu 30% sản lượng nhà máy 5.
Qua đó doanh thu tăng từ 8,3 tỷ đồng năm 2020 lên 44 tỷ đồng năm 2021, sự gia tăng của doanh thu và khôi phục được 1 phần năng lực sản xuất giúp kết quả kinh doanh quý 2/2021 của Công ty cao hơn so với quý 2/2020.
Tuy nhiên quý 2/2021, dịch Covid-19 liên tiếp bùng phát trong nước và thế giới, khiến việc phục hồi toàn bộ năng lực sản xuất không thực hiện được, thêm vào đó các biện pháp giãn cách chống dịch được triển khai khiến việc gia tăng doanh thu của Công ty gặp nhiều khó khăn.
Khoản lỗ phát sinh chủ yếu là các chi phí cố định khấu hao, các chi phí trả trước phân bổ nhiều kỳ, lãi vay dài hạn do không khai thác được hết năng lực sản xuất của nhà máy để tiết giảm chi phí vận hành.
Trước tác động tiêu cực của thị trường như đã đề cập ở trên đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty, dẫn đến phát sinh các khoản vay và lãi ngân hàng quá hạn thanh toán.
Về ý kiến các khoản công nợ phải thu khó đòi, FTM lý giải, tình hình chung của thị trường và dịch bệnh Covid-19 khiến các đối tác của Công ty cũng đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn kinh doanh vừa qua dẫn tới chưa thanh toán được các công nợ này, Công ty sẽ tích cực liên tục đối chiếu công nợ và làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo của đối tác.

Fortex đã lỗ hơn 100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

(Kiến Thức) - CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) tiếp tục báo lỗ trong quý 2 dẫn đến lỗ bán niêm hơn 100 tỷ đồng.

Fortex đã lỗ hơn 100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Trong quý 2, Fortex ghi nhận doanh thu sụt giảm mạnh 96% về còn hơn 8 tỷ đồng, lỗ gộp hơn 1,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp đến 6,5 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính không đáng kể, chi phí tài chính tăng đến 45% lên 27 tỷ đồng. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp xấp xỉ so cùng kỳ.

FTM nói gì khi kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục?

(Kiến Thức) - Đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với nhiều khoản mục trong Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020 của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM).

FTM nói gì khi kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục?

Cụ thể, kiểm toán viên cho biết FTM phát sinh khoản lỗ gần 102 tỷ đồng, luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm gần 46 tỷ đồng. Các khoản vay ngân hàng quá hạn chưa được thanh toán gần 287 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn nợ số tiền hơn 191 tỷ đồng.

Khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của Công ty.

“Lóa mắt” trước biệt thự dát vàng của đại gia xứ Thanh

(Kiến Thức) - Ngoài chi phí đầu tư lên tới khoảng 100 triệu đồng, căn biệt thự này còn gây choáng bởi tất cả các chi tiết bên trong đều được mạ vàng xa xỉ.

“Lóa mắt” trước biệt thự dát vàng của đại gia xứ Thanh
“Loa mat” truoc biet thu dat vang cua dai gia xu Thanh
 Căn biệt thự nổi tiếng có tên "Dinh thự Xuân Trường" nằm ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hoàn thành năm 2018 từng gây rất nhiều chú ý khi có tổng công trình được đầu tư lên tới khoảng 100 tỷ đồng. Ảnh: Người đưa tin

Tin mới