G7 lên án Trung Quốc, đòi mở điều tra mới về nguồn gốc Covid-19

Trong tuyên bố chung khép lại 3 ngày họp, các lãnh đạo nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7) công khai lên án Trung Quốc vì nhiều vấn đề và yêu cầu mở cuộc điều tra mới, toàn diện về nguồn gốc Covid-19.

G7 lên án Trung Quốc, đòi mở điều tra mới về nguồn gốc Covid-19

Theo Reuters, sau khi thảo luận về cách thức đi đến một lập trường thống nhất về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo G7 hôm 13/6 đã ra thông cáo chung có tính chỉ trích cao, đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm nhất đối với Bắc Kinh, bao gồm cả Đài Loan, Hong Kong và Tân Cương.

G7 lên án Trung Quốc, đòi mở điều tra mới về nguồn gốc Covid-19 ảnh 1

Các lãnh đạo G7 nhóm họp ở Cornwall, Anh, từ 11 - 13/6. Ảnh: G7 UK.

"Chúng tôi cũng kêu gọi tiến hành một nghiên cứu giai đoạn 2 về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc một cách kịp thời, minh bạch, căn cứ vào khoa học, do các chuyên gia dẫn đầu, dưới sự điều phối của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như đề xuất của các chuyên gia", trích thông cáo của G7.

Trong tuyên bố bế mạc hội nghị, các lãnh đạo G7 còn đề cập đến việc tranh chấp chủ quyền trên biển và tình trạng lao động cưỡng bức.

Thông cáo nhấn mạnh: "Chúng tôi vẫn vô cùng quan ngại về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ... Chúng tôi lo ngại về việc sử dụng tất cả các hình thức lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả lao động cưỡng bức do nhà nước bảo trợ, đối với những nhóm người dễ bị tổn thương và dân tộc thiểu số, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng mặt trời và dệt may”.

Reuters đưa tin, trước khi G7 ra tuyên bố chỉ trích, Trung Quốc đã cảnh báo các lãnh đạo của nhóm rằng, thời kỳ "những nhóm nhỏ các nước" quyết định vận mệnh của thế giới đã qua từ lâu.

Bắc Kinh cũng bác bỏ mọi cáo buộc về lao động cưỡng bức hay bất kỳ sự lạm dụng nào. Chính phủ Trung Quốc tố ngược các cường quốc phương Tây "vẫn bị mắc kẹt bởi tư duy đế quốc lỗi thời" và đang tìm mọi cách kiềm chế sự phát triển lớn mạnh của nước này. Bắc Kinh quả quyết sẽ không nhân nhượng hay để "bị bắt nạt".

Giới quan sát lưu ý, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, đe dọa vị thế cường quốc dẫn đầu của Mỹ được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất thời gian gian gần đây. Tổng thống Mỹ Joe Biden coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính và khẳng định sẽ đối đầu với những gì Washington cáo buộc là "sự lạm dụng kinh tế" và các vi phạm khác của Bắc Kinh.

Lãnh đạo G7 bàn việc đưa Nga quay trở lại G9

(Kiến Thức) - Lãnh đạo tới từ những quốc gia G7 vừa thảo luận về việc có khả năng sẽ đưa G8 quay trở lại với việc cho Nga trở thành một trong nhóm 8 nước phát triển nhất thế giới.

Lãnh đạo G7 bàn việc đưa Nga quay trở lại G9
Lãnh đạo các quốc gia G7 vừa thảo luận về việc có khả năng sẽ công nhận Nga là một trong số 8 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc chương trình nghị sự G8 sẽ tiếp tục được tái khởi động.
Động thái này diễn ra ngay trong phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Biaritz, Pháp.

Hội nghị thượng đỉnh G7 đạt đồng thuận về nhiều vấn đề

Tối 26/8 theo giờ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã kết thúc tại thành phố Biarritz, Tây Nam nước Pháp. Hiện chưa có một tuyên bố chung được đưa ra.

Hội nghị thượng đỉnh G7 đạt đồng thuận về nhiều vấn đề
Phát biểu tại họp báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh việc đạt được đồng thuận tại hội nghị về một số vấn đề quốc tế, trong đó cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran, thương mại và cháy rừng Amazon là vấn đề trọng tâm. Theo ông, các nhà lãnh đạo G7 đã tìm được điểm chung, rất tích cực và chưa có tiền lệ, cho phép các nước hướng về phía trước theo cách hiệu quả hơn.
Hoi nghi thuong dinh G7 dat dong thuan ve nhieu van de
Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) cùng đại diện Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh ở Biarritz, Tây Nam Pháp ngày 25/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN. 
Trong vấn đề hạt nhân Iran, Tổng thống Macron cho biết các bên đã nhất trí về hai vấn đề quan trọng là Iran không được sở hữu vũ khí hạt nhân và tình hình hiện nay không bao giờ được phép đe dọa đến ổn định khu vực. Mặc dù vẫn chưa có chi tiết cụ thể nào được thống nhất và mọi thứ vẫn có nguy cơ đổ vỡ, song các cuộc thảo luận kỹ thuật đã bắt đầu với một số tiến bộ nhất định. Ông Macron cũng bày tỏ tin tưởng rằng nếu Tổng thống Iran Hassan Rouhani đồng ý gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, chắc chắn hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận, đồng thời hy vọng cuộc gặp này sẽ diễn ra trong vài tuần tới.

Toàn cảnh 3 ngày Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp

(Kiến Thức) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel,...đã có mặt tại thành phố Biarritz, Pháp, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Toàn cảnh 3 ngày Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap
 Ngày 24/8, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) chính thức khai mạc tại Biarritz, Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Canada và Italy đã có mặt tại đây để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7. (Nguồn ảnh: Reuters/Insider)
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-2
 Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo G7 đã thảo luận về nhiều vấn đề nóng trên thế giới hiện nay như cháy rừng nghiêm trọng ở Amazon, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc gây ra, căng thẳng vùng Vịnh hay chương trình hạt nhân Iran,...
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-3
 Các nhà lãnh đạo G7 chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời tới dự hội nghị ở Biarritz ngày 25/8. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-4
 Tối 26/8, Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc với việc đạt được đồng thuận về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Đáng chú ý, các nhà lãnh đạo G7 cam kết sẽ nhanh chóng giải ngân 20 triệu USD để giúp dập tắt cháy rừng Amazon và bảo vệ "lá phổi xanh của hành tinh" này.
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-5
 Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 sẽ công bố bản tóm tắt về các cuộc thảo luận sau hội nghị. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-6
 Ngoài chương trình nghị sự với một loạt chủ đề nóng hiện nay, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-7
Mở màn cho chuỗi các cuộc gặp song phương trong ngày khai mạc Hội nghị G7 là cuộc gặp giữa Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-8
 Được biết, Mỹ và Pháp đã đạt được thỏa hiệp về việc đánh thuế những tập đoàn công nghệ lớn.
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-9
Một cuộc gặp đáng chú ý khác là cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Trump. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Boris Johnson trở thành người đứng đầu Chính phủ Anh hồi đầu tháng 7/2019. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-10
Tổng thống Trump trao đổi với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc gặp ở Biarritz ngày 26/8.  
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-11
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) gặp song phương Tổng thống Trump ngày 26/8. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-12
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) trao đổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-13
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) trao đổi với Tổng thống Pháp Macron tại cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 ngày 26/8.
Toan canh 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Phap-Hinh-14
 Thủ tướng Anh Johnson thảo luận với người đồng cấp Canada Justin Trudeau cuối tuần trước về thỏa thuận thương mại hiện tại giữa Canada với Liên minh Châu Âu (EU).

Tin mới