Găm xăng dầu để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Găm xăng dầu để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Bộ Công an vừa thông tin về việc người dân có ý kiến, thời gian qua tại TP HCM, nhiều cửa hàng xăng dầu đã đóng cửa, treo biển hết xăng hoặc bán hạn chế. Việc này được cho là do nguồn cung đầu vào bị thiếu hoặc cũng có khả năng một số cửa hàng găm hàng để chờ xăng lên giá nhằm trục lợi.
Người dân đặt câu hỏi: Nếu có hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu sẽ bị xử lý như thế nào? Vi phạm ở mức độ nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Gam xang dau de truc loi co the bi truy cuu trach nhiem hinh su
Ảnh minh họa. 
Bộ Công an cho biết, theo quy định tại Điều 15 (Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá) Luật giá thì mặt hàng xăng, dầu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.
Đối với hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử lý hành chính, tại Điều 32 (Hành vi găm hàng) Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể, các hành vi: Cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó; cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; mở cửa hàng, đại điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng…thì phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra còn phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Về xử lý hình sự: Theo khoản 1 Điều 196 (Tội đầu cơ) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính sẽ bị phạt tiền, phạt tù.
Trường hợp, nếu đối tượng mua vét hàng hóa tại thời điểm giá xăng, dầu tăng, sau đó bán lại thu lời bất chính là hành vi đầu cơ.
Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội trong trường hợp hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.
Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cục phó quản lý thị trường nhận tiền để 'ngó lơ' tang vật vụ bán xăng dầu trái phép?

Nguồn: Tuổi trẻ.

Taxi, xe công nghệ chật vật mưu sinh vì "bão giá" xăng dầu

Giữa bão giá xăng dầu, tài xế taxi, xe công nghệ chật vật mưu sinh. Nhiều người phải tạm ngưng chạy vì ‘thu không đủ chi’.

Taxi, xe công nghệ chật vật mưu sinh vì "bão giá" xăng dầu

Đứng chờ khách trước một siêu thị trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình (TP.HCM), anh Minh Tuấn (tài xế taxi Mai Linh) cho biết, giá xăng dầu thời gian qua liên tục tăng gây ảnh hưởng rất lớn đến "cần câu cơm" của gia đình anh.

“Giá xăng vượt ngưỡng 32.000 đồng/l mà hãng vẫn "án binh bất động", không hỗ trợ cho tài xế. Do đó, nhiều tài xế phải tạm ngưng chạy trong thời gian này và chờ khi giá xăng giảm mới chạy tiếp", anh Tuấn than thở.

Taxi, xe cong nghe chat vat muu sinh vi
Người dân khó khăn đặt taxi, xe công nghệ qua app

Nguyễn Nam, đối tác của ứng dụng GrabCar cho biết, giá xăng dầu tăng gây sụt giảm doanh thu nhưng anh vẫn cố gắng "cày" để kiếm tiền trang trải cuộc sống, trả lãi ngân hàng.

"Ngày nào chở khách cũng nghe người ta than vãn cước xe cao, không muốn đặt xe công nghệ nữa. Nhưng họ đâu biết rằng, giá tăng không phải do chúng tôi”, nam tài xế phân trần.

Anh cho biết, mặc dù xăng dầu tăng giá nhưng phía đơn vị cung ứng công nghệ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho đối tác khi vẫn thu đủ chiết khấu. Mỗi chuyến xe, app thu của tài xế khoảng 30%.

Trong khi đó, khách đi xe công nghệ phải trả tiền nhiều hơn nhưng tài xế cũng không được hưởng lợi, thậm chí bị thiệt hại do số tiền cước tăng thêm chưa đủ bù cho tiền đổ xăng tăng cao, còn lượng khách đi xe giảm do giá cước cao.

Taxi, xe cong nghe chat vat muu sinh vi

Tài xế Grab "nhảy việc", bỏ đón khách để chuyển hướng sang giao hàng

Khó đặt xe vì tài xế đua nhau tắt app

Thời gian gần đây, nhiều khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ gọi xe hoặc giao hàng trên các app công nghệ phàn nàn về việc khó gọi được shipper hoặc phải chờ rất lâu mới có người nhận cuốc. Nguyên nhân là hiện nay do ảnh hưởng của giá xăng tăng, thu nhập giảm sút khiến tài xế phải tắt app, tạm ngưng hoạt động vì ‘‘thu không đủ chi".

Anh Tấn Vinh, nhân viên văn phòng có trụ sở trên đường Điện Biên Phủ (quận 10, TP.HCM) cho biết sau giờ làm việc rất khó đặt xe qua app.

Anh Vinh đặt xe 4 chỗ qua app của Be cho quãng đường từ công ty về nhà ở Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) lên gần 150 nghìn đồng, gấp đôi trước đây.

“Mọi khi chờ 2-3 phút là có xe ngay thì nay tôi đợi 15 - 20 phút mà tài xế vẫn chưa đến. Thậm chí, có lúc tài xế còn huỷ cuốc. Đáng lẽ giá cước cao thì đồng nghĩa với chất lượng phục vụ nhanh và tốt hơn, đằng này lại khiến khách phải chờ đợi lâu hơn…", anh Vinh nói.

Taxi, xe cong nghe chat vat muu sinh vi

Thời gian khách phải chờ đợi xe kéo dài, trong khi giá cước tăng cao

Nhiều tài xế thừa nhận trong bối cảnh giá xăng tăng cao, họ quyết định không chạy qua app nữa mà chọn cách "chạy chui". Họ bật app lên xem, thấy khu vực nào có khách đặt nhiều sẽ tắt app rồi chạy đến kiếm khách.

"Nhiều tài xế tắt app, hủy cuốc rồi lên mạng thỏa thuận với khách hoặc chào mời khách kiểu truyền thống. Vì thế, nhiều khách hàng khó đặt được xe theo cách cũ là điều dễ hiểu", một tài xế thừa nhận.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Việt Linh - Giám đốc truyền thông Be Gruop cho biết, đơn vị có hơn 300 nghìn tài xế ô tô và xe máy nhưng sức ép giá xăng tăng cũng khiến hoạt động của tài xế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, app không thể tăng giá cước ngay lập tức theo giá xăng vì sẽ ảnh hưởng đến khách hàng.

Tuy nhiên, từ ngày 16/6, để hỗ trợ bác tài yên tâm cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Be đã hỗ trợ tiếp tục giữ mức giảm chiết khấu dịch vụ beCar lên đến 10% tại TP.HCM, Bình Dương & Đồng Nai, đồng thời tiếp tục bổ sung nâng cao các chương trình thưởng hỗ trợ doanh thu cho tài xế Be nói chung.

“Hiện nay, nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân trong giai đoạn kinh tế phục hồi sau đại dịch đang tăng cao. Vào khung giờ cao điểm, khách gặp đôi chút khó khăn trong việc tìm được tài xế là điều không thể tránh khỏi”, đại diện Be Gruop chia sẻ.

 

Đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng có ít?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, PV nêu câu hỏi về việc vừa qua giá xăng dầu đã giảm nhưng xăng dầu trong nước hiện vẫn ở mức gần 33.000 đồng/lít.

Đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng có ít?
Có một số ý kiến cho rằng đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là quá ít. PV cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì? Xin cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì?

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Tin mới