Gần 1.000 lính NATO sẽ tập trận ở Ukraine tháng tới

(Kiến Thức) - Bất chấp chiến sự đang diễn ra ở miền đông Ukraine, khoảng 1.000 lính NATO sẽ tới miền tây nước này để tham gia cuộc tập trận chung vào tháng tới.

“Vào thời điểm này, chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch cho cuộc tập trận chung Đinh ba Thần tốc”, Reuters ngày 2/9 dẫn lại phát biểu của Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Mỹ ở châu Âu, Đại uý Hải quân Mỹ Gregory Hicks.
Các binh sĩ NATO đang tham gia cuộc huấn luyện ở thao trường.
Các binh sĩ NATO đang tham gia cuộc huấn luyện ở thao trường.
Cuộc tập trận hàng năm này ban đầu dự kiến diễn ra vào tháng 7, tại trung tâm đào tạo Yavoriv gần biên giới Ukraine và Ba Lan. Sau đó, nó bị lùi sang ngày 16-26/9 do hoạt động quân sự của chính phủ Kiev chống lại những người ủng hộ ly khai ở đông nam Ukraine.
NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở Đông Âu sau sự leo thang của cuộc khủng hoảng Ukraine vào hồi mùa xuân.
Các kế hoạch liên minh nhằm cải thiện và hiện đại hóa các lực lượng phản ứng của NATO đã dấy lên lo ngại ở Nga, nước luôn chỉ trích các hành động có thể gây bất ổn trong khu vực của NATO.
Sự kiện này sẽ có sự tham dự của các binh sĩ tới từ nhiều quốc gia khác nhau như: Azerbaijan, Canada, Gruzia, Đức, Moldova, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Romania, và Anh.

“NATO lợi dụng khủng hoảng Ukraine để có cớ tồn tại”

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ lả một cái cớ mà NATO dùng để tạo căng thẳng với Nga khi khối này loay hoay tìm kiếm lý do để tồn tại.

Đó là câu bình luận của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Itar Tass. NATO “đang tìm kiếm một cảm giác mới mẻ về sự tồn tại”, Ngoại trưởng Lavrov nói. “Nga đã xuất hiện. Nếu không có Ukraine, tôi đảm bảo với bạn rằng, Nga sẽ cần sử dụng chính sách đối nội hoặc đối ngoại để suy đoán”.
Nói về NATO, ông Lavrov nhắc lại sự kiện Nga đột ngột rút quân khỏi châu Âu ngày 31/8/1994, nói rằng không có lý do gì để phải hành động vội vàng như vậy. Tuy nhiên, các lãnh đạo hậu Liên Xô hi vọng trở thành “các đối tác với phương Tây”.

Biên giới Trung-Triều trước khi Triều Tiên điều xe tăng đến

(Kiến Thức) - Cuộc sống của người dân Triều Tiên ở vùng biên giới với Trung Quốc trước khi Triều Tiên điều xe tăng đến vùng này.

Người dân và quân nhân Triều Tiên vượt sông Áp Lục bằng thuyền. Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Triều Tiên tại vùng này.
Người dân và quân nhân Triều Tiên vượt sông Áp Lục bằng thuyền. Thuyền là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Triều Tiên tại vùng này.

Tin mới