Gần 4 tỷ xử phạt thao túng chứng khoán 9 tháng: Gọi tên cổ phiếu nào?

(Vietnamdaily) - Gần 9 tháng năm 2019, đã có 7 vụ thao túng chứng khoán được Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công bố với số tiền xử phạt là 3,95 tỷ đồng.

Gần đây, nhân vụ cổ phiếu của CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) giảm sàn liên tục gần 30 phiên khiến dư luận xôn xao, UBCKNN đã chính thức lên tiếng cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện các sai phạm.

Vậy, hãy cùng nhìn lại xem từ đầu năm 2019 đến 20/9 đã có bao nhiêu trường hợp bị UBCKNN xử phạt vì làm giá chứng khoán.

Mở đầu năm 2019, UBCKNN xử phạt ông Lê Văn Long (Đà Nẵng) 550 triệu đồng về tội dùng tới 44 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo nhằm thao túng cổ phiếu ALV của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng ALV.

Sau đó 1 tháng (tháng 2/2019), một cá nhân khác là ông Đinh Xuân Cường cũng bị phạt số tiền 550 triệu đồng do đã sử dụng 12 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu của Công ty cổ phần ANI (mã chứng khoán SIC).

Cũng số tiền xử phạt vi tương tự, nhưng tháng 3 lại rơi vào trường hợp của một cá nhân là nữ - bà Nguyễn Thị Nhung (Hải Phòng) khi dùng 18 tài khoản để mua bán, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã chứng khoán AMV).

Tháng 5 là tháng nhức nhối nhất với 3 vụ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố liên quan đến cổ phiếu PIV, DL1 và VAT.

Cụ thể, bà Hoàng Thị Hoài - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần PIV (UPCoM: PIV) đã sử dụng 42 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu PIV và bị xử phạt 600 triệu đồng.

Trường hợp khác là ông Nguyễn Thanh Lâm (TPHCM) cũng đã sử dụng 57 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Dịch vụ công cộng Đức Long Gia Lai (HNX: DL1). Do đó, ông Lâm bị phạt 550 triệu đồng.

Nặng hơn, UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Chu Trường Giang - cựu nhân viên môi giới Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).

Theo đó, ông Giang bị phạt 600 triệu đồng vì đã sử dụng 43 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu của Công ty Cổ phần VT Vạn Xuân (HNX: VAT). Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng thu hồi chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán của ông Chu Trường Giang.

Một trường hợp rơi vào tháng 7 gần đây là ông Nguyễn Quang Khải (Hà Nội) đã sử dụng 26 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sóc Sơn (HNX: DPS). Ông Khải bị phạt 550 triệu đồng.

Đó mới là 7 trường hợp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt về làm giá chứng khoán trong thời gian gần 9 tháng qua, cũng suýt soát con số 9 vụ của cả năm 2018.

Những trường hợp này đều không phát hiện số lợi bất hợp pháp từ hành vi làm giá cổ phiếu cũng như chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gan 4 ty xu phat thao tung chung khoan 9 thang: Goi ten co phieu nao?
 Có 7 vụ thao túng chứng khoán trong gần 9 tháng 2019 được công bố.

Nhưng điều đáng nói nhất trong năm 2019 là lần đầu tiên vụ án về hành vi thao túng chứng khoán được Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử hồi tháng 5/2019 xảy ra tại Công ty cổ phần Mỏ và khoáng sản Miền Trung (mã chứng khoán MTM).

Theo cáo trạng, tháng 9/2010, Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Hamico - KSS) đã mua lại hồ sơ pháp lý Công ty MTM do Trần Hữu Tiệp là Chủ tịch HĐQT với giá 3 tỷ đồng để sở hữu quyền khai thác mỏ chì kẽm đa kim loại tại Nghệ An.

Sau đó, ông Dĩnh chỉ đạo em gái và kế toán làm giả hồ sơ cho Công ty MTM đủ điều kiện được niêm yết trên sàn chứng khoán dù công ty này không có vốn, không hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong lúc đang chỉ đạo đăng ký niêm yết cổ phiếu MTM thì ngày 29/5/2015, Nguyễn Văn Dĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; trốn thuế…

Thấy vậy, tháng 6/2015, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công đã thỏa thuận với Vũ Thị Hoa (vợ Dĩnh) để nhận hồ sơ pháp lý của Công ty MTM.

 Sau đó, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công đã thay đổi cổ đông, thay đổi nhân sự chủ chốt, nhờ người làm giám đốc nhận ủy quyền giao dịch tài khoản, sở hữu một số cổ phiếu… dùng các tài liệu giả của Công ty MTM đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.

Bên cạnh đó, họ còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng 59 tài khoản giao dịch chứng khoán tạo cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu MTM.

Tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện (tháng 6/2016) có 1,156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu "ảo" của công ty này.

Tiệp và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng cho các nhà đầu tư cổ phiếu MTM, trong đó chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, Trần Hữu Tiệp còn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc bán cổ phiếu MTM cho 2 người khác để chiếm đoạt 355 triệu đồng.

Với hành vi trên, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hữu Tiệp tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 14 bị cáo còn lại bị tuyên từ 18 tháng tù đến 12 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng giá chứng khoán, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội giả mạo trong công tác. Trong đó có một số bị cáo được tòa cho hưởng án treo.

Hay gần đây nhất, những ngày đầu tháng 9, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố bị can Phạm Thị Hinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (mã chứng khoán KSA) và Công ty cổ phần chứng khoán VSM (VSM).

Các đồng phạm gồm: Nguyễn Anh Tuấn, Trần Hồng Ngọc và Nguyễn Trọng Hùng (Hà Nội) về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Theo cáo trạng, cuối năm 2015, để thực hiện việc tăng vốn điều lệ của Công ty KSA, Phạm Thị Hinh đã phát hành thêm hơn 56 triệu cổ phiếu KSA.

Hinh đã chỉ đạo Trần Hồng Ngọc (nhân viên VSM) lập ra 69 tài khoản. Hinh cũng thỏa thuận với Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Trọng Hùng (đều là cựu nhân viên Công ty chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng 69 tài khoản trên liên tục thực hiện việc mua, bán chứng khoán KSA để tạo cung cầu giả tạo trên thị trường nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Bằng cách này, tính từ cuối năm 2015 đến ngày 8/7/2016, các bị can đã gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư với số tiền hơn 8,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, 3 công ty chứng khoán gồm Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí cho vay đối với các tài khoản do Hinh, Ngọc, Tuấn sử dụng giao dịch chéo cũng bị thiệt hại hơn 761 triệu đồng.

Đến nay, có 124 bị hại yêu cầu các bị can phải liên đới bồi thường số tiền hơn 3 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán cũng có đơn yêu cầu số tiền trên.

Tha thứ cho chồng ngoại tình nhưng lòng như vạn mũi kim đâm

Tôi sửng sốt nhìn chị. Tại sao một người phụ nữ có thể nói về chuyện chồng ngoại tình và tha thứ cho anh ta dễ dàng như thế? Tôi hỏi chị không đau lòng hay sao?

Thao túng cổ phiếu, nguyên Chủ tịch KSA gây thiệt hại cho gần 1.500 nhà đầu tư sắp bị truy tố

Theo cáo trạng, các đồng phạm gồm Nguyễn Anh Tuấn, Trần Hồng Ngọc và Nguyễn Trọng Hùng bị truy tố về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Viện KSND TP Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố bị can Phạm Thị Hinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (Công ty KSA) và Công ty cổ phần chứng khoán VSM (Công ty VSM).