Gan thích nhất 4 rau 2 quả này, nên ăn thường xuyên

Gan là cơ quan giải độc, bài tiết quan trọng của cơ thể, nó cần được ưu tiên bồi bổ.

4 loại rau tốt cho gan

1. Tần ô (cải cúc)

Tần ô có mùi thơm độc đáo, giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho gan. Ngày xưa ở Trung Quốc, tần ô được xem là “món ăn của Hoàng đế”, bởi nó có công dụng cực tốt cho sức khỏe.

Gan thích nhất 4 rau 2 quả này, nên ăn thường xuyên ảnh 1

Công thức đề xuất: Tần ô sốt mè

- Tần ô rửa sạch, cho vào nước nóng thêm chút dầu ăn, chần trong 2 phút, vớt ra, vắt kiệt nước.

- Tỏi băm nhuyễn trộn với ớt khô, trút dầu nóng vào để tạo mùi thơm.

- Cho 4 thìa mè rang, 1 thìa dầu hào, chút đường, nước vào máy xay xay nhuyễn, sau đó rưới lên tần ô.

2. Mướp đắng

Mướp đắng rất giàu chất xơ và vitamin C, còn được mệnh danh là “dưỡng chất vàng nuôi gan”, ăn nhiều mướp đắng bảo vệ gan rất tốt.

Công thức đề xuất: Mướp đắng xào mộc nhĩ, cà rốt, trứng

- Mướp đắng cắt đôi, loại bỏ thịt và lớp màng trắng bên trong để giảm bớt vị đắng, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Cà rốt cắt hình thoi, tỏi đập dập, ngâm mộc nhĩ trong nước cho mềm.

- Đun sôi nước trong nồi, cho một ít dầu và muối vào sau khi nước sôi, chần mướp đắng khoảng 30 giây rồi vớt ra, chần cà rốt và nấm trong 1 phút.

- Đập 2 quả trứng vào bát, thêm muối, cho vào chảo chiên chín rồi vớt ra.

- Đun nóng lại dầu, cho tỏi vào phi thơm, trút mướp đắng vào xào nhanh tay. Thêm các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm gia vị, xào chín, dọn ra đĩa.

3. Cà chua

Nhiều người không biết rằng cà chua được công nhận là “thần dược bổ gan tự nhiên” trong số các loại rau quả. Chất lycopene trong cà chua có lợi cho việc xây dựng một “lá chắn bảo vệ” cho gan.

Công thức đề xuất: Trứng bác cà chua

- Rửa sạch cà chua, lột vỏ, cắt hạt lựu, cho 1 thìa đường vào ướp 1 phút để cà chua tiết ra nước. Tỏi băm nhuyễn để dùng sau.

- Đập 4 quả trứng vào bát, thêm chút muối đánh tan. Làm nóng một ít dầu trong chảo, cho trứng vào chiên trên lửa lớn.

- Đun nóng lại dầu, cho hành tỏi vào phi thơm, đổ cà chua vào xào 5 phút trên lửa vừa và nhỏ, cho nước sốt vào xào, nêm nếm lại gia vị một lần nữa rồi bày ra đĩa.

4. Rau dền

Rau dền là một trong những loại rau dân dã, được người Nhật ví như “rau trường thọ”. Đặc biệt là rau dền đỏ rất tốt gan.

Rau dền có hàm lượng calo cực thấp, giàu protein, vitamin tổng hợp, canxi, kali và các chất dinh dưỡng khác, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Công thức đề xuất: Canh rau dền

- Rau dền rửa sạch, xúc xích và trứng vịt bắc thảo cắt nhỏ. Hành tím, tỏi, gừng băm nhỏ để dùng sau.

- Đun sôi nước trong nồi, cho 1 thìa dầu và chút muối vào, chần rau dền trong 30 giây rồi vớt ra.

- Đun nóng dầu trong nồi, cho hành, gừng, tỏi vào phi thơm, sau đó đổ xúc xích và trứng vào xào cho thơm, thêm một lượng nước sôi thích hợp, đun trên lửa nhỏ.

- Sau khi canh chuyển sang màu trắng đục, đổ rau dền vào nồi, nấu khoảng 1 phút, thêm một lượng muối thích hợp, hạt nêm, nêm nếm rồi múc ra bát.

2 loại quả tốt cho gan

1. Nho

Quả nho là bảo bối của cơ thể, nó là chuyên gia bảo vệ gan. Trong nho chứa nhiều vitamin, đường gluco và axit amin được ví như “thần hộ mệnh” của gan. Polyphenol và anthocyanins trong nho là chất chống oxy hóa tự nhiên, rất tốt cho gan.

2. Đu đủ

Đu đủ mềm, ngọt là loại quả cực tốt cho phụ nữ, rất hữu ích cho việc giảm cân và dưỡng da. Tuy nhiên đu đủ còn có một lợi ích tuyệt vời khác, đó là có thể giúp gan hạ hỏa, bảo vệ gan.

Đu đủ chứa nhiều loại axit amin và một lượng lớn vitamin C, cũng như các chất dinh dưỡng đặc biệt như axit oleanolic và các enzym phân giải protein, có thể bảo vệ gan một cách toàn diện.

Đu đủ thích hợp dùng để ăn kèm với sữa chua, rất ngon và tốt cho sức khỏe. Cần lưu ý đu đủ là trái cây nhiệt đới, không nên cất vào tủ lạnh sau khi mua về, không khí lạnh và độ ẩm trong tủ lạnh dễ khiến đu đủ nhanh hư. Cách bảo quản đúng là dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, rồi cho vào trong một tờ báo và đặt nó ở một nơi mát mẻ.

2 loại thực phẩm được khuyên không ăn cùng mướp đắng nếu không muốn bị “bòn rút” hết canxi

Mướp đắng nếu ăn cùng với 2 món giàu canxi như tôm và sườn sẽ làm cho thành phần canxi trong bị suy giảm, đồng thời mất chất dinh dưỡng. Còn nếu ăn cùng với măng cụt sẽ dễ làm bạn bị rối loạn tiêu hóa.

Mướp đắng (dân gian gọi là khổ qua) là loại quả có hàm lượng vitamin A đứng đầu trong số các loại thực phẩm. Mướp đắng có công dụng phòng bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.

Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng còn có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương...

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không kết hợp mướp đắng với thực phẩm sau

Không ăn cùng với tôm

2 loai thuc pham duoc khuyen khong an cung muop dang neu khong muon bi “bon rut” het canxi
Ảnh minh họa 

Xuất hiện 7 dấu hiệu này có thể bạn đã mắc ung thư gan

Vàng da, sụt cân đột ngột, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, mệt mỏi… là một số dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc ung thư gan.

Trong tổng số hơn 182.563 ca mắc ung thư mới ở Việt Nam, năm 2020, có đến 26.418 ca ung thư gan (chiếm 14,5% tổng số ca mắc mới). Đây cũng là ung thư có tỷ lệ mắc mới hàng năm ở cả hai giới cao nhất. Riêng với nam giới, có trên 20.000 ca mắc mới hàng năm và đang có xu hướng tăng lên.

Với hơn 25.000 ca tử vong hàng năm, tại Việt Nam, ung thư gan là nguyên nhân tử vong nhiều nhất trong số các ca tử vong do bệnh lý ác tính mỗi năm.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc… Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, lạm dụng rượu bia, thuốc lá... Ung thư gan có tiên lượng không tốt, bệnh lại thường không có triệu chứng đặc hiệu. Thông thường, khi bệnh được phát hiện đã ở giai đoạn muộn.

Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư gan có thể gặp như sau:

Vàng da: Vàng da là biểu hiện của tình trạng chức năng gan suy giảm, dẫn tới hiện tượng bilirubin (sắc tố mật) tăng đột ngột trong máu khiến cho sắc tố da thay đổi sang màu vàng. Vàng da có thể là triệu chứng đầu tiên và thường thấy của nhiều căn bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng gan. Tuy nhiên, đây có thể xem là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh ung thư gan, không thể xem thường.

Sụt cân nhanh, đột ngột: Gan có 4 chức năng chính là chuyển hoá, dự trữ, thải độc và tạo mật. Khi gan bị tế bào ung thư tấn công sẽ bị suy yếu, không hoàn thành tốt các chức năng. Từ đó gây cảm giác ăn uống không ngon miệng, bụng chướng, mỏi mệt, ngấy đồ dầu mỡ, không hấp thụ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Vì thế người bệnh thường bị giảm cân rất nhanh. Đây chính là biểu hiện rất quan trọng cảnh báo bệnh ung thư gan giai đoạn đầu. Khi có biểu hiện này, bạn cần tới khám tầm soát bệnh sớm.

Khó chịu dưới sườn phải: Khi bắt đầu bị ung thư gan, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng gan (nằm ở dưới sườn bên phải), thỉnh thoảng có thể xuất hiện những cơn đau, thậm chí có thể tự sờ thấy gan to hơn bình thường.

Nước tiểu sẫm màu: Chức năng gan kém hoặc ứ mật, một lượng lớn Bilirubin bị phá vỡ, theo máu thải qua nước tiểu, gây ra hiện tượng nước tiểu trở nên vàng sẫm, thậm chí là màu nâu. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cảnh báo rất đáng lưu ý về gan, bạn đừng bỏ qua.

Buồn nôn, nôn: Ung thư gan sẽ dễ gây ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hoá của dạ dày, ruột, khiến người bệnh có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn hoặc chán ăn.

Ngứa: Do chức năng gan suy giảm, bilirubin trong cơ thể tăng cao sẽ kích thích gây cảm giác ngứa da. Vì vậy, thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều cũng nên chớ chủ quan.

Mệt mỏi triền miên: Nếu cảm giác mệt mỏi kéo dài dai dẳng dù không hoạt động gì nặng nhọc, kèm với bất kỳ triệu chứng khác liên quan đến suy giảm chức năng gan kể trên, không thể bỏ qua nguy cơ bị ung thư gan.

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên sẽ trở nên rõ ràng hơn. Thậm chí có thể xuất hiện thêm các biến chứng:

1. Rối loạn tiêu hóa: Bụng chướng rất to chèn ép gây khó thở. Sau ăn người bệnh thấy tức bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn mức độ nặng.

2. Người bệnh thấy mệt mỏi tăng nhiều, không thể lao động, gầy sút cân nhanh (5 - 6kg/tháng).

3. Đau tức vùng hạ sườn phải, có khi đau dữ dội, diễn ra thường xuyên liên tục.

4. Vàng da, vàng cả mắt, người bệnh còn đi đại tiện phân trắng/bạc màu (do mất sắc tố mật).

Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ, siêu âm gan 6 tháng/lần, nhất là khi khi có các dấu hiệu cảnh báo kể trên. Đặc biệt, ở những người có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C… việc sàng lọc cần tiến hành thường xuyên liên tục 3 tháng/lần, ngay cả khi không có triệu chứng.

BS Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K)

 

Tin mới