Gánh nặng đòn bẩy tài chính, Becamex IDC vẫn làm rất nhiều dự án

(Kiến Thức) - Becamex IDC cần núi tiền lớn để triển khai rất nhiều dự án, tuy vậy năng lực tài chính không cho phép nên phải vay mượn và huy động trái phiếu khủng gây mất an toàn trong cơ cấu vốn. 

Góc khuất đằng sau con số lãi nghìn tỷ của Becamex IDC

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, HoSE: BCM) được biết đến là một doanh nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Dương với vốn điều lệ 10.350 tỷ đồng, trong đó, UBND tỉnh Bình Dương nắm giữ tới 95%.

IDC hiện đang dồn lực triển khai hai dự án trọng điểm là Khu công nghiệp Bàu Bàng (quy mô 1.000ha) và Khu công nghiệp Cây Trường (quy mô 700ha), cùng tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là 2 dự án doanh nghiệp dự kiến rót vốn nhiều nhất sau khi phát hành cổ phiếu tăng vốn theo kế hoạch.

Trong đó, dự án KCN Bàu Bàng có quy mô hơn 2.000ha, bao gồm 50% đất công nghiệp và 50% đất dịch vụ đô thị, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng. Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn 2 với tên gọi “Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng”, nâng quy mô phát triển thêm 1.000ha.

Còn khu công nghiệp Cây Trường có quy mô lập quy hoạch khoảng 700ha, tổng vốn đầu tư hơn 5.459 tỷ đồng do Becamex IDC làm chủ đầu tư. Doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch đầu tư dự án, thời gian xây dựng dự kiến từ năm 2022 đến 2026 và cho thuê cơ sở hạ tầng giai đoạn 2022 - 2030.

Ganh nang don bay tai chinh, Becamex IDC van lam rat nhieu du an
Tất cả các dự án Becamex IDC đang có. 

Nợ vay cao ngất ngưỡng, "quán quân" trong ngành

Báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 của Becamex IDC ghi nhận vay nợ tài chính hơn 21.200 tỷ đồng, tăng 8% so đầu năm. Sự gia tăng vay nợ ngắn hạn đã tạo nên áp lực về khả năng thanh toán của Becamex IDC.

Nợ vay cao và đang tăng lên làm suy giảm đáng kể lợi nhuận của công ty, thể hiện qua việc chi phí lãi vay chiếm 25%-30% EBIT trong ba năm gần đây và tăng mạnh lên 52% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Chi phí lãi vay trong nửa đầu năm lên tới 538 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính cao đã bào mòn lợi nhuận của Becamex IDC còn 513 tỷ đồng lãi sau thuế trong 6 tháng đầu năm, mới thực hiện được 22% kế hoạch cả năm.

Đặc biệt, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Becamex IDC đã đạt mức 1,1 lần vào cuối quý 2 vừa qua, mức cao nhất trong ngành bất động sản khu công nghiệp.

Giai đoạn 2019 – 2022, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex IDC dao động quanh mức 0,75 – 0,85 lần. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên mạnh trong thời gian gần đây và tiệm cận mức đỉnh 1,2 lần của năm 2018.

Ganh nang don bay tai chinh, Becamex IDC van lam rat nhieu du an-Hinh-2
 Becamex có nợ vay cao ngất ngưỡng so với trung bình ngành.

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp phát triển bất động sản khu công nghiệp đều duy trì trạng thái tiền mặt ròng thì Becamex có nợ ròng với tỷ lệ đòn bẩy tương đối cao.

Nguyên nhân chủ yếu liên quan tới cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Vì là doanh nghiệp nhà nước, do UBND tỉnh Bình Dương đang sở hữu 95,4% cổ phần, Becamex IDC muốn tăng vốn cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ.

Nhiều năm qua, Becamex IDC vẫn chưa được phê duyệt tăng vốn nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nợ vay. Kể cả khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, Becamex IDC vẫn liên tục huy động vốn qua kênh này.

Dồn dập huy động trái phiếu, áp lực đáo hạn gần kề

Tính từ đầu năm đến nay, Becamex đã phát hành 5 lô trái phiếu với tổng giá trị lên đến 1.800 tỷ đồng. Tất cả những lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 năm và đều đáo hạn vào năm 2027.

Được biết dư nợ trái phiếu tính đến ngày 30/6/2024 thể hiện trên BCTC của Becamex IDC ở mức khoảng 12.200 tỷ đồng, với các chủ nợ là các công ty chứng khoán và ngân hàng như chứng khoán SmartInvest, EuroCapital, MBS hay ngân hàng BIDV. Như vậy, cộng số trái phiếu vừa phát hành trên, dư nợ trái phiếu của BCM đã tăng lên 13.544 tỷ đồng.

Đáng chú ý, không chỉ huy động vốn qua trái phiếu, Becamex IDC cũng đang có kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu bằng hình thức đấu giá công khai với giá bán không thấp hơn 50.000 đồng/cổ phiếu.

Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ huy động tối thiểu 15.000 tỷ đồng từ đợt chào bán trên nhằm triển khai loạt khu công nghiệp trọng điểm, góp vốn vào các công ty hiện hữu, và tái cấu trúc tài chính tổng công ty. Trong đó, 6.300 tỷ đồng để đầu tư dự án, 3.634 tỷ đồng để góp vốn vào các thành viên hiện hữu và 5.066 tỷ đồng để tái cấu trúc tài chính.

Danh sách hạng mục dự kiến được giải ngân vốn gồm: KCN Bàu Bàng mở rộng 3.500 tỷ đồng, KCN Cây Trường 2.800 tỷ đồng, VSIP 2.118 tỷ đồng, Becamex Bình Phước 900 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và phát triển điện Becamex - VSIP 216 tỷ đồng, Becamex Bình Định 200 tỷ đồng, VSSES 200 tỷ đồng.

Chứng khoán VNDirect từng có báo cáo về Becamex IDC và nhận định áp lực đáo hạn trái phiếu tăng cao vào năm 2026 và 2028 với tổng dư nợ trái phiếu đáo hạn lần lượt ở mức 4.500/3.700 tỷ đồng (VNDirect tính toán dựa trên dữ liệu tại cuối quý 2/2024). Rủi ro thanh toán trái phiếu khi tiến độ các dự án KCN bị chậm triển khai, thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài.

Becamex IDC huy động 800 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, BCM) vừa phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2427001.

Becamex IDC huy dong 800 ty dong trai phieu, lai suat 10,5%/nam
Sau kế hoạch mua lại 400 tỷ đồng trái phiếu BCMH2025002, Becamex IDC đã phát hành thêm 800 tỷ đồng trái phiếu
Cụ thể, mã trái phiếu BCMH2427001 có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 17/6/2027 với lãi suất 10,5%/năm.
Trước đó, Becamex IDC cũng đã thông qua kế hoạch mua lại 400 tỷ đồng, tương đương 20% tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu mã BCMH2025002. Việc mua lại dự kiến thực hiện vào ngày 31/8.
Tính đến ngày 12/6, tổng giá trị trái phiếu BCMH2025002 đang lưu hành là 1.200 tỷ đồng, sau khi đã mua lại 800 tỷ đồng. Trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào ngày 31/8/2020 và sẽ đáo hạn vào ngày 31/8/2025. Lãi suất của trái phiếu là 10,5% mỗi năm và được trả định kỳ 6 tháng một lần.
Becamex IDC cũng thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống còn 65% vào cuối năm 2025, theo Quyết định 426 của Phó Thủ tướng Chính phủ. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp công ty giảm áp lực nợ và tăng vốn góp vào các liên doanh như VSIP và BW.
Trong quý I/2024, Becamex IDC ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần đạt 812 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 60% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tổng dư nợ vay của công ty vẫn ở mức cao, đạt 21.008 tỷ đồng tính đến cuối quý I/2024, tương đương 107,6% vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 9.638 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 11.370,2 tỷ đồng.
Việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và phát hành trái phiếu mới được xem là những nỗ lực của Becamex IDC nhằm cải thiện tình hình tài chính và đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đầu tư trong tương lai.
Trong năm 2024, Becamex IDC đặt mục tiêu tổng doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.350 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 3% so với năm 2023. Công ty cũng dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương và duy trì tỷ lệ cổ tức ở mức 10%.

Muốn huy động 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Becamex đang làm ăn sao?

Hội đồng quản trị Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, mã chứng khoán: BCM) vừa thống nhất phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa theo mệnh giá là 1.500 tỷ đồng.

Tại phiên họp thường niên ngày 27/6, Becamex IDC đã được cổ đông thông qua phương án chào bán thêm 300 triệu cổ phiếu với giá tối thiểu 50.000 đồng/cp theo phương thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Tổng vốn huy động dự kiến ít nhất 15.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 13.350 tỷ đồng. Thời điểm thực hiện trong năm 2024 - 2025, sau khi được cổ đông thông qua và UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu.
HĐQT Becamex IDC phê duyệt phương án sử dụng vốn thu được từ việc chào bán các trái phiếu và phương án bố trí nguồn trả nợ trái phiếu; dùng tài sản thuộc sở hữu của Tổng Công ty Becamex IDC và/hoặc tài sản của bên thứ ba khác làm tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ của Tổng Công ty Becamex IDC liên quan đến các trái phiếu phát hành.

Quảng Ngãi: Ô nhiễm từ các điểm dừng nghỉ, tắm gia súc

Khu dân cư dọc tuyến dẫn phía Nam cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng xuất hiện cơ sở kinh doanh ăn uống, tắm gia súc, gia cầm nhưng không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Người dân khu dân cư số 14 (thôn Đại An Đông 2, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) "kêu cứu" đến báo chí, phản ánh nước dưới ruộng, mương quanh khu dân cư bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống.
Theo đơn, tại khu dân cư số 14  - khu dân cư dọc hai bên đường dẫn cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống cho tài xế, ngoài ra còn có dịch vụ tắm cho heoNhưng các cơ sở này không đầu tư hệ thống thu gom nước thải mà xả trực tiếp nước tắm cho heo, gia súc, gia cầm xuống nền đường, hệ thống kênh mương, ruộng đồng.

Tin mới