Gạo Việt Nam xuất sang một quốc gia Trung Đông tăng đột biến 12.843%

Không chỉ với khách Indonesia và Chile, xuất khẩu gạo Việt Nam sang một quốc gia vùng Trung Đông cũng ghi nhận mức tăng đột biến 12.843%.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2023, nước ta xuất khẩu khoảng 3,62 triệu tấn gạo, thu về gần 1,92 tỷ USD, tăng 30,8% về sản lượng và tăng 41,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo có mức tăng trưởng cao thứ hai trong ngành nông nghiệp, chỉ đứng sau xuất khẩu rau quả với mức tăng 42,9%.
Giá gạo xuất khẩu vẫn đang trong xu hướng tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Cụ thể, ngày 27/6, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 508 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn. Mức giá này bằng với giá gạo cùng loại của Thái Lan, cao hơn 40 USD/tấn so với giá gạo của Ấn Độ và cao hơn 20 USD/tấn so với giá gạo Pakistan.
Gao Viet Nam xuat sang mot quoc gia Trung Dong tang dot bien 12.843%
Xuất khẩu gạo sang một số thị trường ghi nhận mức tăng đột biến (Ảnh: Hoàng Hà)
Tương tự, giá gạo 25% tấm của Việt Nam cũng tăng lên mức 488 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất so với các quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới.
Philippines vẫn là thị trường lớn nhất của gạo Việt. Trong 5 tháng đầu năm nay, nước ta xuất bán mặt hàng được ví như "hạt ngọc" này sang thị trường Philippines tăng 20,6% về lượng và tăng 31% giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh Philippines, hầu hết khách hàng truyền thống đều tăng mua gạo Việt. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng đột biến. Cụ thể, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Indonesia thu về 181,4 triệu USD, tăng 1.520% so với cùng kỳ năm 2022; thị trường Chile cũng ghi nhận mức tăng 2.930%.
Xét về mức tăng trong 5 tháng đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ đứng vị trí thứ nhất. Xuất khẩu gạo sang thị trường này thu về hơn 4 triệu USD, tăng vọt 12.843% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, ngoại trừ Indonesia, ở các thị trường ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục như Thổ Nhĩ Kỳ và Chile, kim ngạch xuất khẩu gạo còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, El Nino kéo theo những điều kiện thời tiết nóng và khô hơn sẽ khiến lượng dự trữ gạo của thế giới giảm 5%, xuống còn 173,5 triệu tấn trong niên vụ này. Thời tiết khắc nghiệt gây hậu quả nghiêm trọng đối với vựa lúa gạo châu Á. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã yêu cầu nông dân giảm vụ thứ hai do lượng mưa thấp hơn.
Tác động của El Nino khiến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tăng mua gạo dự trữ. Ví như Indonesia có kế hoạch mua khoảng 1 triệu tấn gạo của Ấn Độ.
Nhà cung cấp gạo Thái Lan dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái trong năm 2023 sẽ vượt qua 8 triệu tấn. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu trong năm nay cũng ước đạt trên 7 triệu tấn.

Tổng cục Hải quan nói gì khi mở đăng ký xuất khẩu gạo lúc nửa đêm?

Tổng cục Hải quan mở đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo từ 0h ngày 12/4 khiến nhiều doanh nghiệp không kịp đăng ký vì hết hạn ngạch, và cho rằng cách làm này thiếu minh bạch.

Nhiều doanh nghiệp gạo cho biết đã không thể truy cập hệ thống làm tờ khai hải quan trực tuyến trong ngày 11/4, nhưng đến sáng hôm sau, hạn ngạch đã được đăng ký hết. Trong khi đó, hàng trăm nghìn tấn gạo đã được đưa đến cảng hoặc đang làm tờ khai dở dang, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp.

Hải quan mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 Bộ báo cáo

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu 2 Bộ Tài chính và Công Thương báo cáo về việc xuất khẩu gạo, trong đó nêu rõ quy trình mở tờ khai.
 

Ngày 15-4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc báo cáo thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng giao liên quan đến việc xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương báo cáo gì Thủ tướng về những ‘lùm xùm’ xuất khẩu gạo?

Ngày 21/4, Bộ Công Thương cho hay, đã có báo cáo gửi Thủ tướng về tổng thể các vấn đề liên quan đến những “lùm xùm” xung quanh xuất khẩu gạo cũng như công tác điều hành và phối hợp giữa các bộ, ngành thời gian qua.

Trong văn bản dài 7 trang, Bộ Công Thương cho hay, việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện trên cơ sở tổng hợp cuộc làm việc có đầy đủ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp ngày 26/3. Hai ngày sau đó, Bộ Công Thương đã có văn bản số 223 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, đánh giá và kiến nghị phương án điều hành xuất khẩu gạo với đầy đủ ý kiến các bộ ngành, doanh nghiệp đóng góp cũng như giải trình vì sao không tiếp thu một số ý kiến.

Tin mới