Gây thiệt hại 165 tỷ, cựu Tổng Giám đốc VEAM lĩnh án 5 năm tù

Theo cáo buộc, hành vi của ông Nguyễn Thanh Giang (cựu Tổng Giám đốc, Ủy viên HĐQT VEAM) và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 165 tỷ đồng.

Ngày 28/12, TAND TP Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thanh Giang (cựu TGĐ, Ủy viên HĐQT Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM) và Lâm Chí Quang (cựu Chủ tịch HĐQT VEAM) mức án 5 năm tù; Đào Huấn Ngữ (cựu GĐ Công ty Đúc số 1 thuộc VEAM) 33 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Khôi (cựu Ủy viên HĐQT, kiêm Trưởng Ban kiểm soát VEAM) bị phạt 30 tháng tù treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo buộc, các bị cáo đã lợi dụng việc thực hiện đề án di dời Công ty Đúc số 1 (đơn vị hạch toán phụ thuộc VEAM, do ông Đào Huấn Ngữ làm GĐ) tại số 220 Bình Thới vào khu công nghiệp theo quyết định của UBND TP.HCM để làm dự án xây dựng nhà ở và trung tâm thương mại dịch vụ nhằm thực hiện hành vi phạm pháp luật.
Gay thiet hai 165 ty, cuu Tong Giam doc VEAM linh an 5 nam tu
 Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CTV.
Từ năm 2006 - 2008, ông Nguyễn Thanh Giang, khi đó là Tổng Giám đốc đại diện VEAM, ký hợp đồng hợp tác với Công ty Phương Nam do Trần Quốc Dân, Tổng Giám đốc làm đại diện góp vốn thành lập Công ty liên doanh Đúc Phương Nam để hợp tác, đề nghị UBND TP.Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới cho Công ty Đúc 1 và thỏa thuận VEAM có trách nhiệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Đúc Phương Nam.
Khi được UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Đúc 1 để xây dựng nhà ở chung cư và trung tâm thương mại, Công ty Đúc Phương Nam đã ký hợp đồng với Công ty An Phú thỏa thuận việc thành lập Công ty Phú Vinh và giải thể Công ty Đúc Phương Nam.
Sau khi Công ty Đúc Phương Nam giải thể, ông Giang đề nghị và được HĐQT của VEAM gồm ông Giang và các ông Lâm Chí Quang, Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Chương ban hành nghị quyết phê duyệt việc VEAM góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới trị giá hơn 115 tỷ đồng, đồng thời cử ông Đào Huấn Ngữ làm người đại diện phần vốn góp của VEAM tại Công ty Phú Vinh.
Ngày 5/1/2008, ông Giang đại diện VEAM ký hợp đồng hợp tác góp vốn thành lập Công ty Phú Vinh. Trong đó, VEAM góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới, trị giá hơn 115 tỷ đồng, chiếm 28,78% vốn điều lệ.
Sau đó, ông Ngữ cùng với Công ty Phú Vinh do Đoàn Xuân Hải đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bàn giao đất cho Công ty Phú Vinh.
Đến ngày 8/9/2008, HĐQT của VEAM họp, ra nghị quyết, quyết định chuyển nhượng số cổ phần tương ứng hơn 115 tỷ đồng cho Công ty Phương Nam. Cùng ngày, ông Giang đã ký hợp đồng chuyển nhượng số cổ phần của VEAM cho Công ty Phương Nam với giá hơn 115 tỷ đồng.
Ngày 24/10/2008, Sở KH&ĐT TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 cho Công ty Phú Vinh. Theo đó, VEAM không còn là cổ đông của Công ty Phú Vinh, không còn quyền lợi liên quan đến khu đất 220 Bình Thới.
Cáo buộc cho rằng, hành vi của các ông Lâm Chí Quang, Nguyễn Thanh Giang, Đào Huấn Ngữ thực hiện thủ tục góp vốn, chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Phú Vinh cho Công ty Phương Nam là giá trị quyền sử dụng đất của VEAM tại số 220 Bình Thới nhưng không thực hiện định giá, đấu giá, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 165 tỷ đồng.

Các bị cáo bất ngờ xin rút kháng cáo đòi lại 18,8 tỷ “chạy án”

Hai bị cáo là lãnh đạo Công ty Blue Sky bất ngờ xin rút nội dung kháng cáo về việc đòi lại 18,8 tỷ từ cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng để "chạy án".

Trong phiên xử phúc thẩm các bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu ngày 25/12, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky đều bất ngờ xin rút nội dung kháng cáo về việc đòi lại 800.000 USD từ cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng để "chạy án".

Hôm nay Tòa án quân sự xét xử nhóm bị cáo liên quan vụ Việt Á

Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến vụ Việt Á.

Hôm nay (27/12), Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội xét xử các bị cáo: Phan Quốc Việt (Chủ tịch Công ty Việt Á), Vũ Đình Hiệp (Phó TGĐ Công ty Việt Á), Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, cựu PGĐ Viện nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y), Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ); Nguyễn Văn Hiệu (cựu Đại tá, cựu Trưởng phòng Trang bị - Vật tư, Học viện Quân y), Ngô Anh Tuấn (cựu Thiếu tá, Trưởng phòng Trang bị - Vật tư, Học viện Quân y), Lê Trường Minh (cựu Thiếu tá, Trưởng ban Hóa dược, Phòng Trang bị- Vật tư, Học viện Quân y).

Bí mật về súng ngắn Colt M1911 hơn 100 tuổi của Quân đội Mỹ

Tính đến nay, súng ngắn Colt M1911 đã được 112 tuổi và hiện vẫn là một loại vũ khí quân dụng của Mỹ.

Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My
 Súng ngắn Colt M1911 là một loại súng lục bán tự động của Mỹ do John Browning thiết kế vào những năm 1900. Ảnh: Wikipedia, Military Factory, IT.
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-2
Trong các cuộc thử nghiệm được tổ chức vào năm 1910, khẩu súng mới đã bắn 5.000 viên đạn trong một đợt duy nhất và khi súng quá nóng, chỉ cần nhúng vào một xô nước để làm mát. Vào năm 1911, súng đã được chọn làm khẩu súng ngắn chính của Quân đội Mỹ, với ký hiệu M-1911. 
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-3
 Súng ngắn M1911 có trọng lượng 1,105 kg (chưa kể đạn); dài 219 mm với nòng dài 89 - 127 mm (tùy phiên bản); súng sử dụng loại đạn .45 ACP (11,43 mm) có sơ tốc đầu nòng 253 m/s.
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-4
Khác với những khẩu súng ổ quay, xạ thủ chỉ cần lên đạn cho Colt M1911 một lần duy nhất. Thiết kế của khẩu súng sẽ kéo viên đạn tiếp theo trong băng đạn lên nòng sau mỗi lượt bắn. 
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-5
 Đáng chú ý, hộp tiếp đạn rời 7 viên của súng có thể thay thế một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn hẳn thao tác nạp từng viên như trên các loại súng Colt ổ quay truyền thống.
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-6
Tầm bắn hiệu quả của súng Colt M1911 đạt 62 m, xa hơn các súng ngắn khác 12 m với độ chính xác phi thường cho một khẩu súng ngắn. 
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-7
Súng M1911 còn nổi tiếng vì có một lực cản phi thường (của viên đạn .45 ACP), có thể cản người nặng gần 80 kg chỉ với một viên đạn. 
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-8
Súng ngắn Colt M-1911 có thể bắn trong mọi điều kiện. Dung sai của nó lớn hơn đồng nghĩa với việc nó ít có khả năng bị kẹt, ngay cả sau khi bị rơi xuống bùn. 
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-9
 Ngoài ra, các bộ phận cũng có thể hoán đổi cho nhau giữa các khẩu Colt giúp cho việc sửa chữa trên chiến trường nhanh chóng hơn nhiều.
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-10
 Được biết, đã có khoảng hơn 2,7 triệu khẩu Colt M1911 (gồm cả loại M1911A1) được sản xuất và rất nhiều phiên bản khác nhau "ra đời" trong hơn 100 năm qua. Trong đó, phiên bản mới nhất là khẩu MEU 1911 SOCOM được trang bị choi Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Bi mat ve sung ngan Colt M1911 hon 100 tuoi cua Quan doi My-Hinh-11
 Tính đến nay, súng ngắn Colt M1911 đã được 112 tuổi và hiện vẫn là một loại vũ khí quân dụng của Mỹ. 

Tin mới