GDP năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu đặt ra

(Vietnamdaily) - GDP năm 2019 đạt kết quả là 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra từ 6,6 – 6,8%.
 

Chiều 27/12, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2019.

Theo thống kê, GDP năm 2019 đạt kết quả là 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đặt ra từ 6,6 – 6,8%. Trong đó, quý 1 tăng 6,82%, quý 2 tăng 6,73%, quý 3 tăng 7,48%, quý 4 tăng 6,97%.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.

GDP nam 2019 dat 7,02%, vuot muc tieu dat ra
GDP trong 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu đặt ra

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%, đóng góp 50,4%; Dịch vụ tăng 7,3% đóng góp 45%. 

Động lực tăng trưởng chính của kinh tế năm 2019 tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến chế tạo (tăng 11,29%) và các ngành dịch vụ thị trường (vận tải kho bãi tăng 9,12%, bán buôn bán lẻ tăng 8,82%, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%).

Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông – lâm – thuỷ sản chiếm tỷ trọng 13,96%; công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%. Cơ cấu này trong năm 2018 lần lượt là 14,68%; 34,23%; 41,12% và 9,97%.

Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018; tích luỹ tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng 8,35%.

Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016 – 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức 33,58% của giai đoạn 2011 – 2015.

Năng suất lao động của nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động. Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao.

Tổng Cục Thống kê dự báo, tăng trưởng năm 2020 tiếp tục khả quan, môi trường kinh doanh được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư được duy trì, Việt Nam điểm đến hấp dẫn của thu hút FDI; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện (ngày càng ít phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, dư nợ tín dụng); năng suất lao động tăng.

GDP tăng cao kỷ lục 10 năm: Hết thời đầu năm thong thả

Tổng cục Thống kê cho hay, tổng sản phẩm trong nước GDP quý I/2018 ước tính tăng tới 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

Tại họp báo ngày 29/3, Tổng cục Thống kê cho hay, tổng sản phẩm trong nước GDP quý I/2018 ước tính tăng tới 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cục Thống kê nhấn mạnh “đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây”.

GDP và cạm bẫy "thịnh vượng"

Tổng hoà của sự “thịnh vượng” đến từ mỗi người dân, những thứ mà nhiều khi không thể đo lường được bằng GDP.

Năm 1776, khi nước Mỹ vừa mới tuyên bố độc lập với lời văn bất hủ của Thomas Jefferson, thì ở bên kia bờ Đại Tây Dương, một tác phẩm bất hủ khác cũng ra đời: Sự thịnh vượng của các quốc gia (The wealth of the nations). Cuốn sách là kinh điển của giới kinh tế học, và là nền tảng cho những tranh luận sau này về “thịnh vượng”, như lý thuyết giải thích “vì sao các quốc gia thất bại” của Daron Acemoglu và James Robinson mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có trích dẫn trong một bài phát biểu đầu năm.  

Để trở thành một “quốc gia thịnh vượng” là khó. Cái khó trước tiên là về mặt định nghĩa: thịnh vượng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, hay mang tính đa chiều để bao gồm cả phúc lợi, công bằng xã hội, và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân? Nếu xét đơn chiều về mặt kinh tế, GDP đầu người hẳn nhiên là chỉ số được quan tâm nhiều nhất. Nhưng cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, GDP không phải là không có vấn đề. Từ lâu, nhiều tổ chức đã sử dụng chỉ số GDP đầu người tính theo giá so sánh (PPP) để phản ánh được chính xác hơn sức mua tương đương ở các quốc gia khác nhau.