“Ghế” càng cao càng ít nghiên cứu

(Kiến Thức) - "Chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi kết hợp với một số đơn vị để nghiên cứu bởi lãnh đạo khi có chức quyền không còn nhu cầu nghiên cứu nhiều, cấp dưới không được chỉ đạo nên không dám làm". 

Trên đây là chia sẻ của TS Trịnh Quang Đức, Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Theo TS Đức, nghiên cứu khoa học ở trường đại học, viện nghiên cứu của hầu hết các nước trên thế giới chỉ chiếm 30% số lượng nghiên cứu khoa học tại toàn quốc gia đó. Số còn lại nằm trong các công ty, doanh nghiệp... Họ tạo ra các thiết bị, công nghệ để tự phục vụ, dù ít khi công bố ra ngoài.
Trong khi đó, công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp Việt Nam rất kém. Hầu như không có gì. Họ đổ hết cho các viện, trường đại học, dù không có thiết bị, công nghệ mà chỉ làm ra các mô hình nguyên lý.
Vì thế, chắc chắn cần có cơ chế phối hợp giữa viện, đại học với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phối hợp này không phải là dễ. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
"Như bên bộ môn y sinh chúng tôi không có chức năng nuôi và cấy ghép lên chuột nên phải nhờ trung tâm nào đó nghiên cứu về sinh y học. Nhưng ở đó không nhiều người theo đuổi nghiệp nghiên cứu. Chúng tôi đành tự làm. Tất nhiên, để đạt kết quả chúng tôi lại phải tự mày mò tìm hiểu về tế bào, nuôi chuột... Điều này làm giá thành đội lên, hiệu quả đầu tư không cao", TS Trịnh Quang Đức cho hay. 
Lỗi của vấn đề này, theo ông Đức là do cơ chế kích thích nghiên cứu khoa học chưa có. Chúng ta chưa có sự bắt buộc người có học hàm học vị cũng phải nghiên cứu. Một ông giám đốc trung tâm không nhất thiết phải có đề tài, công trình nghiên cứu hằng năm. Điều này hoàn toàn khác với nước ngoài, một vị giáo sư về y học hằng năm vẫn phải công bố các nghiên cứu khoa học. Vì thế, nếu có mô hình chuẩn, chắc hẳn sẽ phát triển được khoa học hơn nữa.

Nhà khoa học ở đâu?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Ông lão già nua, gày gò, một nông dân chân đất thực sự mà mày mò chế tạo được chiếc máy thô sơ từ những vật liệu sẵn có để tách được hạt ngô, tuốt được lúa... đỡ được bao nhiêu sức người. Ông không những tự tách ngô của nhà mình mà còn mang máy đi làm cho bà con quanh vùng. 

Lại nữa, một nông dân ở Nam Bộ đã nghĩ ra cách chế biến quả bần, loại quả thường dùng để nấu canh chua, thành sản phẩm chế biến sẵn có thể đưa đi xa, còn xuất ra cả nước ngoài. Loại quả chua tưởng nếu không dùng nấu canh thì cũng bỏ đi, vậy mà được người phụ nữ nông dân đó xát ra thành bột và cô lại, đóng vào hộp để mỗi lần nấu canh, nấu lẩu chỉ cần cho một chút vào... rất tiện lợi. Và sản phẩm này đã trở thành đặc sản của địa phương. 

Nhà khoa học không phải “con buôn“

(Kiến Thức) - Các dự án hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ nhiều không xuể, nhưng số nhà khoa học được tài trợ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ông có một số sản phẩm từ nano có tính ứng dụng cao như khẩu trang nano, xịt nano khử khuẩn... Ban đầu, để được lưu hành trên thị trường phải mất quá nhiều thủ tục, ông tìm cách liên kết với các đối tác ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Vì là sản phẩm tốt, rẻ nên bán chạy, nhưng các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu quá rườm rà, nên sau đó ông phải mở công ty riêng để bán. Có công ty, khâu phân phối lại vô cùng phức tạp, chiếm đến 50 - 60% giá thành sản phẩm. Ông tìm cách nhờ các dự án hỗ trợ phát triển khoa học, nhưng vẫn không tìm được lối ra.
Sản phẩm của các nhà khoa học vào thực tế gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm của các nhà khoa học vào thực tế gặp nhiều khó khăn. 
"Các dự án này rất khó tiếp cận, nó mang nặng tính xin cho. Mà nhà khoa học có đủ lòng tự trọng để không đi xin, không đi "chạy". Để được hỗ trợ, người ta phải "chạy", phải có mối quan hệ quen biết, phải luồn lách... Khâu nào cũng phải tiền thì mới xong được. Mà tôi thì không làm được điều đó", PGS.TS Phạm Văn Nho chia sẻ. Hệ quả là những sản phẩm được làm ra có hàm lượng chất xám cao, do nhà khoa học Việt Nam chế tạo, bỏ tiền túi ra sản xuất, nhưng vẫn không thể bán được, vẫn chẳng ai biết đến. Theo lời của PGS.TS Phạm Văn Nho thì ông không có tiền tỷ để bỏ ra quảng cáo, trong khi có những sản phẩm rất vớ vẩn được quảng cáo thì hàng triệu người mua. Đã đến lúc ông thấy oải, thấy nản vì ông không thể đảm đương được việc vừa là một nhà khoa học, vừa là một "con buôn".

Tin mới