Ghê rợn ký sinh trùng sống trên thân cá heo, cá voi
(Kiến Thức) - Những ký sinh trùng này ngang nhiên kéo cả tập đoàn đến định cư trên thân của cá heo và cá voi như một sự đầu tư "bất động sản".
Đinh Ngân (theo DC)
Xem toàn bộ ảnh
Những con hàu thuộc họ Xenobalanus globicipitisbám ở mặt dưới của vây cá heo bởi hai lý do, một là sự chuyển động trong nước của cá heo là khá dễ đoán, thuận lợi cho những con hàu, hai là không có một loài động vật biển ăn thịt nào có thể đuổi theo cá heo để ăn những con hàu bám trên cơ thể nó. Đó là ý kiến của Francisco Javier Aznar, tác giả chính của nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá heo và cá voi, công bố trên tạp chí PLoS ONE.
Con hà biển (Barnacle) sử dụng một chất keo tự điều tiết để bám chặt trên thân của cá voi lưng gù. Chất keo của loài hà này cực bám dính, theo như nhà khoa học Aznar, đây là chất keo có "tính chất cơ học phi thường", giúp nó bám vĩnh viễn trên thân của con cá voi, thâm nhập sâu vào da của loài động vật khổng lồ nơi biển cả.
Một số giả thuyết cho rằng những con hàu, hà gây ngứa ngáy, khó chịu cho vật chủ nhưng theo Aznar chưa có một chứng minh nào chỉ rõ điều này, chưa ghi nhận trường hợp loài ký sinh trùng này có thể sản xuất chất gây ngứa.
Hà thường không ký sinh đơn độc trên thân của cá heo và cá voi, chúng có hàng xóm là loài rận ký sinh cá voi. Loài rận ăn da chết và giúp những vết thương của cá voi sạch sẽ. Vì thế, sự hiện diện của chúng trong một số trường hợp dường như có lợi cho vật chủ. Trong ảnh là hà và rận ký sinh trên một con cá voi xám.
Rận cam cá voi, đây là loài ký sinh thuộc họ Cyamidae. Hàng thiên niên kỷ trôi qua, rận cam cá voi đã gắn liền với "miền đất hứa" trên thân thể của vật chủ, chúng ăn tảo, ăn da chết và có thể gây hại cho vật chủ nếu số lượng quá lớn nhưng thiệt hại thực tế không đáng kể.
Cận cảnh một con rận cá voi, chúng dùng chân và vuốt của mình để cắm vào da của cá voi. Nhờ cấu tạo cơ thể, loài rận này còn có thể sinh sống ở những nơi "vùng sâu vùng xa" như lỗ phun nước, mắt, khe sinh dục của vật chủ.
Hà và rận ký sinh trên đầu của một con cá voi.
Cận cảnh hà và rận ký sinh trên lỗ phun nước của cá voi, ngoài ra còn có các loài giáp xác thủy sinh từ chi Pennella cũng ham hố với khối "bất động sản" di động này cùng với loài giáp xác thủy sinh nhỏ, gọi là Balaenophilus unisetus, sống trên tấm hàm sừng lọc thức ăn của cá voi.
Remoras, họ cá ép, cá mút tàu, đôi khi còn được gọi là cá giác mút. Đây là một loài cá biển mảnh mai chuyên ăn thức ăn còn sót lại từ bữa ăn của người khác, ăn da chết. Theo báo cáo, đôi khi chúng cũng ký sinh trùng trên cá heo và cá voi như loài rận cá voi và hà biển.
Con cá Remoras bám ngay vào chân thợ lặn trong khi người thợ lặn chỉ xuống biển trong một thời gian ngắn.