Xem toàn bộ ảnh
Nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế dòng tăng T-72 và T-80, ngay từ cuối những năm 1980, Liên Xô đã giao cho các nhà máy, các cục thiết kế dự án phát triển xe tăng mới. Chương trình này “vắt” qua Liên bang Nga khi Liên Xô sụp đổ. Hai dự án đã được ra đời, đầu tiên là mẫu xe tăng T-95 (Object 195) do cơ sở nghiên cứu ở Nizhny Tagil thiết kế, nhà máy Uralvagonzavod sản xuất. Và đề án còn lại là Black Eagle (Đại bàng đen) hay còn gọi là Object 640 hoặc T-80UM2 do cục thiết kế Kirov (LKZ) thực hiện. Sau khi LKZ đóng cửa, Black Eagle được bàn giao cho cục thiết kế KBTM ở Omsk vào cuối những năm 1990. Nguồn ảnh: Military-Today |
Tháng 9/1997, một mô hình mẫu xe tăng Black Eagle lần đầu tiên được trưng bày tại buổi triển lãm quân đội VTTV lần 2 ở Omsk. Mẫu xe tăng trưng bày có thùng xe dựa trên mẫu T-80U, tháp pháo và súng chính rất lớn, được che khuất bởi các mảnh vải bạt và lưới dùng để ngụy trang. Một mô hình khác xuất hiện trong buổi triển lãm ở Siberia vào tháng 6/1999, với thùng xe dài hơn gồm 7 bánh xích (T-80 chỉ có 6). Nguồn ảnh: Military-Today |
Thông số kỹ thuật của Black Eagle đến nay vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn, chỉ biết rằng nó có trọng lượng ước tính đạt 50-65 tấn, dài 7m, rộng 3,6m và đặc biệt là chiều cao chỉ 2m - điều này đưa nó trở thành chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực lùn nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Military-Today |
Tuy “lùn”, nhưng sức mạnh của xe tăng Black Eagle là không thể xem thường, nếu không muốn nói là mạnh khủng khiếp. Được phát triển trên cơ sở dòng tăng T-80U nên thân xe của Black Eagle có nét tương đồng lớn, nhưng dài hơn và có nhiều hơn một cặp bánh chịu nặng để kíp lái cách xa phía sau xe. Giáp composite của nó rất dày (400mm) và trang bị giáp phản ứng nổ Kaktus. Độ dốc phía trước thùng xe và tháp pháo được thiết kế để tăng tối đa độ bảo vệ. Nguồn ảnh: Military-Today |
Ngoài ra, khi đưa vào trang bị, Black Eagle có thể trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Drozd-2 hoặc Arena và hệ thống gây nhiễu quang học Shtora-6 và Shtora-8B. Có một số nguồn tin còn cho rằng Black Ealge được trang bị radar có thể phát hiện máy bay và trực thăng cách đến 16km. Nguồn ảnh: Military-Today |
Về hỏa lực, nguyên mẫu đầu tiên của Black Eagle xuất hiện với pháo chính 125mm 2A46M. Tuy nhiên, kế hoạch của LKZ và sau là KTBM muốn lắp cho nó khẩu 135mm hoặc 140mm hoặc 152mm với tầm bắn hiệu quả đến 10km. Bên cạnh các loại đạn xuyên giáp thông thường, pháo 152mm còn phóng được tên lửa chống tăng qua nòng. Nguồn ảnh: Military-Today |
Bên cạnh đó, Black Eagle còn được trang bị hệ thống nạp đạn tự động kiểu mới được lắp đặt trong phần khung lót của tháp pháo, có thể nạp đạn rất nhanh giúp tăng tốc độ bắn liên tiếp (10-12 viên/phút). Hòm đạn của Đại bàng đen được thiết kế tách biệt với khoang chính, vì vậy nếu nhỡ hòm đạn bị nổ thì tổ lái cũng không bị mảnh đạn văng trúng. Nguồn ảnh: Military-Today |
Đáng chú ý, Black Eagle đã từ bỏ kiểu tháp pháo tròn truyền thống của Liên Xô, thay vào đó là tháp pháo "ngoại cỡ" hình hộp được thiết kế giống phương Tây. Nguồn ảnh: Military-Today |
Nòng pháo lớn kèm đạn cùng khung bệ dài hơn cho nên Black Ealge phải sở hữu động cơ cực khỏe. Người ta đã thử nghiệm động cơ tuốc bin khí công suất 1.500 mã lực cho phép nó đạt tốc độ lên đến 70-75km/h, tầm hoạt động 650-1.000km tùy lượng nhiên liệu mang theo. Nguồn ảnh: Military-Today |
Mặc dù sở hữu tính năng khủng chưa từng thấy, thế nhưng dự án Black Ealge đã buộc phải hủy bỏ do thiếu kinh phí vào năm 2002. Tuy nhiên, mẫu thử nghiệm này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hướng phát triển xe tăng Nga. Black Eagle được đánh giá là kết hợp thành công tất cả tính năng cơ bản vào xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, chẳng hạn như giáp, hỏa lực, tính cơ động. Nguồn ảnh: Military-Today |