Giá cà phê hôm nay 25/9 ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên giữ nguyên so với phiên trước, dao động trong khoảng 32.600 - 33.600 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.
Giá cà phê quanh cảng TP HCM đạt 1.466 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn.
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi | |||
---|---|---|---|---|---|
FOB (HCM) | 1.467 | Trừ lùi:+160 | |||
Đắk Lăk | 33.600 | 0 | |||
Lâm Đồng | 32.600 | 0 | |||
Gia Lai | 33.200 | 0 | |||
Đắk Nông | 33.300 | 0 | |||
Hồ tiêu | 41.000 | 0 | |||
Tỷ giá USD/VND | 23.140 | -5 | |||
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 0,15 cent/lb, lên ở 99,15 cent/lb , trong khi kỳ hạn giao tháng 3 tăng 0,1 cent/lb, xuống 102,60 cent/lb, các mức tăng/giảm rất nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, và những lo ngại về xung đột thương mại đã khiến tăng trưởng kinh doanh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9/2019 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. IHS Markit cảnh báo nền kinh tế Eurozone đang đứng trước nguy cơ chững lại.
Giá cà phê hôm nay 25/9 đi ngang. |
Dữ liệu thống kê của IHS Markit công bố ngày 23/9 cho hay, Eurozone đang phải chứng kiến vấn đề nghiêm trọng khiến tăng trưởng trong ngành sản xuất sụt giảm với sản lượng ở mức thấp nhất kể từ năm 2012. Ngành dịch vụ cũng ghi nhận tin xấu khi tăng trưởng chững lại.
Theo IHS, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone, yếu tố chủ chốt đo lường sức khỏe kinh tế của ngành sản xuất, đã giảm từ 51,9 của tháng 8 xuống mức 50,4 trong tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2013.
Chuyên gia kinh tế Chris Williamson của IHS Markit cảnh báo, những dữ liệu tăng trưởng mới nhất cho thấy một nền kinh tế đang ở ngưỡng trượt dốc.
Ông Williamson cho rằng, nền kinh tế Eurozone đang ở gần mức chững lại trong bối cảnh sự trượt dốc trong lĩnh vực sản xuất gây ra hiệu ứng domino, lan sang ngành du lịch.
Ngành sản xuất hàng hóa cũng hứng chịu sự sụt giảm nhanh nhất kể từ năm 2012, trong khi ngành dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng yếu kém nhất kể từ năm 2014.
IHS Markit cho biết, vấn đề Brexit, mối quan ngại về các cuộc cạnh tranh thương mại và sự lo ngại về tình hình địa chính trị trên thế giới đã làm lung lay niềm tin của doanh nghiệp, đồng thời gia tăng mối quan ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.