VARS kỳ vọng đến giữa năm 2025, khi các bộ Luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, BĐS chính thức có hiệu lực thì giá nhà chung cư sẽ giảm. |
VARS kỳ vọng đến giữa năm 2025, khi các bộ Luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, BĐS chính thức có hiệu lực thì giá nhà chung cư sẽ giảm. |
Trước đó, vào khoảng 20h ngày 12/1, một số người dân kéo đến nhà bà Hà Thị T. (47 tuổi), trú thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định để đòi nợ. Sự việc càng xôn xao khi được người dân livestream trên mạng xã hội facebook.
Công an xã Cát Khánh, huyện Phù Cát và chính quyền địa phương đã đến vận động người dân không tụ tập đông người. Đến khuya cùng ngày, người dân mới giải tán.
Theo thông tin ban đầu, nhiều người dân ở đây góp hụi cho bà T. từ đầu năm 2022. Tổng tiền góp theo đợt từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Đến kỳ hốt hụi, nhiều người tới nhà bà T. để lấy tiền thì nhận được thông tin bà này đã bỏ nhà vào TP HCM. Sau đó, bà T. thông báo cho người góp hụi là đã mất khả năng chi trả, tuyên bố vỡ nợ.
Chủ hụi tuyên bố “vỡ nợ” trước Tết khiến cả làng quê nhốn nháo. Ảnh: TT |
Hiện chưa có thông tin cụ thể về số tiền vỡ hụi, số người tham gia góp hụi với bà T.. Tuy nhiên, đã có vài chục người tập trung ở khu vực nhà văn hóa thôn để đòi nợ, trong đó, số người góp ít thì khoảng vài chục đến vài trăm triệu đồng, có người lên tới 1 tỉ đồng.
Theo nhiều người dân ở thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, ngoài số tiền mà người dân tham gia góp hụi, bà T. còn vay tiền của nhiều người, có người cho vay hàng trăm triệu đồng.
Bước đầu, UBND huyện Phù Cát cùng Công an huyện Phù Cát, Công an xã Cát Khánh vận động người dân không tập trung gây mất an ninh trật tự. Đồng thời, hướng dẫn những người tham gia vào đường dây góp hụi này làm đơn, báo cáo cơ quan chức năng để thống kê thiệt hại và có phương án xử lý.
>>> Mời độc giả xem thêm video Con nợ dùng búa giết chủ nợ, phi tang xác trong bao tải:
Công an thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vừa có công văn gửi Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý các trường hợp cán bộ, đảng viên của hai đơn vị này vi phạm nồng độ cồn.
Trước đó, thực hiện kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Công an thành phố Đà Lạt đã phát hiện, lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Quá trình kiểm tra, Công an thành phố Đà Lạt xác định ông Trần Quang Khải (sinh năm 1977) có hành vi vi phạm điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25mg/l khí thở (0,112 mg/l), không có giấy phép lái xe.
Tại thời điểm vi phạm nồng độ cồn, ông Khải khai làm nghề tự do. Tuy nhiên, sau khi xác minh thông tin, Công an thành phố Đà Lạt xác định ông Trần Quang Khải là cán bộ đang công tác tại UBND tỉnh Lâm Đồng với chức vụ Phó Chánh văn phòng.
Công an TP Đà Lạt tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn. |
Ngoài ra, đêm 4/2/2024, ông Hà Văn Vinh - công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng bị cơ quan chức năng phát hiện có sử dụng rượu bia khi điều khiển xe máy với nồng độ cồn 0,093 mg/lít khí thở và không mang theo giấy phép lái xe.
Được biết, ông Hà Văn Vinh là Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng. Thời điểm vi phạm nồng độ cồn, ông Vinh cũng khai làm nghề tự do.
Đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, Công an thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã lập biên bản, hoàn tất hồ sơ xử phạt hành chính theo quy định
Công an thành phố Đà Lạt cũng đề nghị các đơn vị trao đổi lại kết quả xử lý trước ngày 15/3/2024 để tập hợp báo cáo Bộ Công an, Công an tỉnh Lâm Đồng theo quy định.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp đã ký ban hành văn bản chỉ đạo UBND TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và các huyện chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Theo đó, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các sở ban ngành, đoàn thể và các địa phương thực hiện nghiêm quy định "đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện giao thông". Tuy nhiên, đến nay tình trạng nêu trên vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến uy tín, kết quả thi đua của các cơ quan, đơn vị.
Để chấn chỉnh, xử lý nghiêm và chấm dứt tình trạng này, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu giám đốc/thủ trưởng các sở ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và các huyện thực hiện nghiêm quy định "đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện giao thông".
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm khi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị mình vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Đặc biệt phải xử lý nghiêm, không bỏ sót các trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình xử lý, kỷ luật cần xem xét đến lỗi khai báo không trung thực để xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ. Ảnh: Vi Thảo |
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng. |