Giá căn hộ tại Hà Nội sắp theo kịp TP.HCM

Giá sơ cấp căn hộ tại TP.HCM cao hơn Hà Nội khoảng 10%. Chuyên gia dự báo trong năm 2024, khoảng cách này sẽ được "san bằng".

Báo cáo về thị trường căn hộ TP.HCM vừa được CBRE Việt Nam công bố cho thấy trong quý 1, toàn thành phố chỉ có khoảng 500 căn hộ chung cư được chào bán ra thị trường. Phần lớn trong số này vẫn là giai đoạn tiếp theo của các dự án đã mở bán từ năm ngoái, trong đó chỉ có hơn 80 căn thuộc phân khúc căn hộ cao cấp tại khu Nam Sài Gòn.
Theo CBRE Việt Nam, đây là số lượng căn hộ chào bán thấp nhất một quý trong vòng 15 năm trở lại đây tại TP.HCM. So với cùng kỳ năm trước, nguồn cung này chỉ bằng 17%.
Gia can ho tai Ha Noi sap theo kip TP.HCM
Chuyên gia dự báo, giá bán căn hộ tại Hà Nội sẽ 'đuổi kịp' TP.HCM trong năm nay. Ảnh: Anh Phương 
Giá bán căn hộ không có nhiều thay đổi. Thời điểm cuối quý 1/2024, giá sơ cấp căn hộ chung cư tại TP.HCM đạt 61 triệu đồng/m2, không thay đổi so với quý trước và giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị dự án nhà ở của CBRE Việt Nam, cho biết trái ngược với diễn biến thị trường TP.HCM, phần lớn nguồn cung căn hộ tại Hà Nội đều đến từ phân khúc cao cấp, góp phần đẩy giá bán sơ cấp lên cao. Hiện, giá bán trung bình căn hộ tại Hà Nội lên đến 56 triệu đồng/m2.
“Quí 1 là thời điểm ghi nhận sự chênh lệch giá bán sơ cấp căn hộ giữa TP.HCM và Hà Nội thu hẹp đáng kể. Nếu như giai đoạn 2021-2022, giá sơ cấp căn hộ TP.HCM cao hơn Hà Nội 35% thì nay chỉ còn khoảng 10%. Dự báo trong năm nay, giá căn hộ tại Hà Nội sẽ đuổi kịp TP.HCM” - ông Kiệt phân tích.
Trong khi đó, Savills Việt Nam cũng cho rằng nguồn cung sơ cấp tại TP.HCM đã giảm mạnh khi 9 dự án tạm ngưng bán hàng để hoàn thiện pháp lý hoặc điều chỉnh chính sách, 2 dự án hoãn mở bán.
Đồng thời, cùng với ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết nguyên đán, tình hình giao dịch căn hộ tại TP.HCM trong quý đầu tiên của năm nay cũng trầm lắng. Cụ thể, chỉ có 1.116 giao dịch, giảm 63% so với quý trước nhưng lại tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về chiến lược bán hàng của các chủ đầu tư, chuyên gia Savills Việt Nam cho biết quý 1 đã ghi nhận lãi suất thế chấp ưu đãi trong vòng 15 năm, lần đầu tiên xuất hiện tại một dự án ở TP.Thủ Đức.
Ngoài ra, nhiều dự án cũng đang áp dụng chính sách chiết khấu lên đến 24% cho phương thức thanh toán tiêu chuẩn nhằm thu hút khách và thúc đẩy lượng bán.

2019 lãi chỉ vài chục tỷ nhưng Quốc Cường Gia Lai chi tới 255 tỷ lập công ty BĐS mới

(Kiến Thức) - Sau các quyết định chuyển nhượng vốn góp tại Bến du thuyền Đà Nẵng và Chánh Nghĩa Quốc Cường, Quốc Cường Gia Lai lại góp vốn thành lập công ty mới.
 

Hội đồng quản trị CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) vừa phê duyệt chủ trương thành lập CTCP Bất động sản Quốc Cường Thuận An.

Theo đó, kể từ ngày 10/2, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc QCG là người đại diện phần vốn góp tại Bất động sản Quốc Cường Thuận An. Phần vốn góp của QCG tại Bất động sản Quốc Cường Thuận An là 255 tỷ đồng, tương ứng chiếm 51%. 

Quốc Cường Gia Lai nợ hơn 7.000 tỷ, dòng tiền kinh doanh âm, dự án 3 năm chưa được gỡ rối

(Kiến Thức) - Nợ phải trả của Quốc Cường Gia Lai đã ghi nhận hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó Công ty nợ gia đình Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan lên đến 370 tỷ đồng.
 

Vướng mắc 3 năm chưa làm xong thủ tục ở dự án Phước Kiển

Tại hội nghị gặp gỡ và trao đổi với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với lãnh đạo TP HCM nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong phát triển dự án diễn ra gần đây, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch kiêm CEO CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) nói rằng, doanh nghiệp có 6 dự án bị ách tắc nhiều tháng qua, gây thiệt hại lớn, đặc biệt là dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè có quy mô 91 ha.

Tin mới