Giá đào Tết tăng, hoa 'lười' nở khiến chủ vườn mất ăn mất ngủ

Do ảnh hưởng của mưa bão, năm nay, giá đào Tết loại thường dao động từ 1-2 triệu đồng, loại đặc biệt lên tới 8-10 triệu đồng/cây. Nhiều chủ vườn tại thủ phủ đào Nhật Tân (Hà Nội) mất ăn mất ngủ khi hoa đào nở chậm.

Tại các vườn đào ở phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), từ sáng sớm đến tối muộn, các chủ vườn luôn có mặt để chăm sóc cây và tiếp đón thương lái, khách hàng đến tham khảo giá. 

Bà Huyền, chủ vườn đào C.H, chia sẻ, vườn đào của bà có số lượng lớn nên ngoài việc bán lẻ, bà còn bán sỉ cho các thương lái. Các loại đào trong vườn chủ yếu là đào huyền, đào phai. Tết Nguyên đán 2025 này, giá đào dao động từ 1-2 triệu đồng/cây tùy vào kích thước và dáng, thế.

“Giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển. Nếu mua số lượng lớn, vườn sẽ giảm giá”, bà Huyền nói.

Bà Hoa - một chủ vườn khác, nói rằng, gia đình bà đang chăm sóc kỹ lưỡng 3 vườn đào để phục vụ khách hàng ngày Tết. Vì là loại đào thế có dáng đẹp nên giá trung bình tại vườn nhà bà là 4-6 triệu đồng/cây, loại đặc biệt từ 8-10 triệu đồng/cây.

Gia dao Tet tang, hoa 'luoi' no khien chu vuon mat an mat ngu
 Những gốc đào loại lớn có giá thuê, mua đến cả chục triệu đồng. Ảnh: Tiến Anh

“Ngoài bán, gia đình tôi còn cho thuê. Giá thuê đào Tết sẽ rẻ hơn giá mua khoảng 2 triệu đồng/cây. Người thuê chỉ cần ký hoá đơn và trả trước từ 500.000 đồng đến 1 triệu để đặt cọc”, bà Hoa cho hay. 

Nhiều chủ vườn đào ở Nhật Tân nhận xét, do ảnh hưởng từ bão số 3 và mưa lụt sau bão nên năm nay, số lượng cây sẽ ít hơn và giá cũng tăng nhẹ so với năm ngoái. Nhiều chủ vườn chỉ bán lẻ đào Tết, không bán buôn. 

Tuy nhiên, người trồng đào Nhật Tân đang lo lắng bởi hoa đào nở chậm. Theo bà T.H, chủ vườn đào cách đó không xa, nhiều khách đến hỏi mua nhưng bà chưa thể bán vì cây chưa có dấu hiệu nở hoa. 

“Mọi năm, thời điểm này các cây trong vườn đã bắt đầu nở hoa, tuy không rộ nhưng cũng không chậm như năm nay. Có khách tới ngỏ ý muốn mua gần trăm cây về bán buôn, nhưng thấy vườn đào 'im ắng' quá, nên chưa dám xuống tiền”, bà H. bộc bạch.

Gia dao Tet tang, hoa 'luoi' no khien chu vuon mat an mat ngu-Hinh-2
 Người dân Nhật Tân đang ra sức chăm bón để đào nở đúng dịp Tết. Ảnh: Tiến Anh

Ông Canh, một chủ vườn khác, chia sẻ, để đào nở đúng dịp năm mới, họ phải tuốt lá khoảng 2 tháng trước Tết, chăm sóc cây kỹ càng, điều chỉnh lượng nước tưới tùy vào độ hấp thụ của từng cây.

Giá thuê công tuốt lá dao động từ 300.000-400.000 đồng/người/ngày. Nếu không tuốt kịp thời, cây sẽ khó ra nụ và không nở hoa đúng dịp Tết.

Trao đổi với PV VietNamNet, chủ vườn đào T.V nói: "Do số lượng rất ít nên 150 gốc đào nhà tôi chỉ bán lẻ, không phục vụ bán buôn. Năm nay tôi chấp nhận bán đến sát Tết Nguyên đán để mong kiếm thêm đồng lời. Đến nay, khách tới xem ngày càng nhiều, nếu ưng họ sẽ đặt cọc luôn".

Chủ vườn này cho biết thêm, vườn nhà ông trồng toàn “hàng tuyển”, giá thấp nhất từ 2 triệu đồng/cây. Những cây giá cả chục triệu đồng thì thân cây được uốn thế độc đáo, kích thước lớn; có cây phần thân sẽ được cấy loại địa y bám vào rất đẹp. 

Thông thường, từ 15 tháng Chạp, nhiều cơ quan, công ty sẽ đến thuê các loại đào thế đẹp, thân cây cao lớn, sai hoa để trưng bày trong tiền sảnh hoặc không gian rộng. Loại đào này có giá thuê khoảng 5-6 triệu đồng/cây, loại đặc biệt hơn thì trên chục triệu đồng/cây. 

Ông Hải, một thương lái có mặt tại vườn đào Nhật Tân, nói rằng từ đầu tháng 12 âm lịch hàng năm, ông sẽ đi tham khảo giá. "Tôi đi xem nhiều vườn để nắm được mặt bằng giá chung, sau đó mới cân đối tài chính để mua số lượng hợp lý, bán lại kiếm lời”, ông Hải nói. 

Ông cho rằng, giá đào Tết năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái bởi số lượng cây ít hơn do ảnh hưởng của mưa bão. Theo ông, việc "ôm hàng" sớm hay muộn sẽ quyết định lãi lỗ của thương lái. "Nếu hàng khan hiếm thì thời điểm cận Tết giá sẽ rất cao, kể cả mua sỉ, ông Hải dự đoán.

Nhà sáng lập OpenAI: 'AI sẽ không cần đào tạo trước'

Ilya Sutskever, đồng sáng lập OpenAI, thảo luận về tương lai của AI tại NeurIPS 2024, dự đoán sự trỗi dậy của AI siêu thông minh khó lường và sự kết thúc của các phương pháp đào tạo trước hiện tại do hạn chế về dữ liệu.

Tại Hội nghị NeurIPS 2024 mới đây, Ilya Sutskever, đồng sáng lập OpenAI cho rằng các trí tuệ nhân tạo sẽ sớm có khả năng tự đào tạo chính nó. 

Ilya Sutskever, đồng sáng lập và cựu nhà khoa học trưởng của OpenAI, đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình về tương lai của trí tuệ nhân tạo tại hội nghị. Chuyên gia AI này đã rời OpenAI vào đầu năm nay để thành lập phòng thí nghiệm AI riêng có tên Safe Superintelligence Inc.
Nha sang lap OpenAI: 'AI se khong can dao tao truoc'
Đồng sáng lập OpenAI - Ilya Sutskever đưa ra các phân tích về tương lai của trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Wired 
Thuật ngữ "pre-training" đề cập đến giai đoạn đầu trong quá trình phát triển mô hình AI, khi một mô hình ngôn ngữ lớn học các mẫu từ một lượng lớn dữ liệu chưa được dán nhãn, thường là văn bản từ Internet, sách và các nguồn khác.
"Việc huấn luyện trước (pre-training) như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại", Sutskever chia sẻ. Ông cho rằng, AI sẽ trở thành các "tác nhân" để tự đào tạo nó và lúc đó nó sẽ trở nên khó đoán.
Giải thích sâu hơn về nhận định này, ông so sánh mô hình ngôn ngữ lớn mà chúng ta sử dụng để đào tạo AI là có giới hạn giống như dầu mỏ. Đến một lúc, tất cả các tài nguyên trên internet sẽ được AI tiếp thu và không còn gì để đào tạo trước cho nó nữa.
Nha sang lap OpenAI: 'AI se khong can dao tao truoc'-Hinh-2
AI sẽ sớm có khả năng tự đào tạo chính mình và trở nên khó lường. Ảnh: The Verge 
Cùng với việc "có tính tác nhân", ông cho biết các hệ thống trong tương lai cũng sẽ có khả năng lý luận. Không giống như AI ngày nay, chủ yếu là khớp mẫu dựa trên những gì mô hình đã thấy trước đó, các hệ thống AI trong tương lai sẽ có thể giải quyết mọi việc từng bước theo cách tương tự như suy nghĩ hơn. 

Theo Sutskever, một hệ thống càng lý luận thì “nó càng trở nên khó đoán”. Ông so sánh tính không thể đoán trước của “các hệ thống thực sự lý luận” với cách mà các AI tiên tiến chơi cờ vua “không thể đoán trước được đối với những người chơi cờ giỏi nhất”.

“Chúng (các AI) sẽ hiểu được mọi thứ từ dữ liệu hạn chế, chúng sẽ không bị nhầm lẫn”.

Trên sân khấu, ông đã đưa ra sự so sánh giữa tỷ lệ của các hệ thống AI và sinh học tiến hóa, trích dẫn nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa não và khối lượng cơ thể giữa các loài. Ông lưu ý rằng trong khi hầu hết các loài động vật có vú tuân theo một mô hình tỷ lệ, thì các loài hominid (tổ tiên của loài người) lại cho thấy độ dốc khác biệt rõ rệt trong tỷ lệ khối lượng não so với cơ thể trên thang logarit.

Ông cho rằng, cũng giống như quá trình tiến hóa đã tìm ra mô hình mở rộng mới cho bộ não của loài người, AI cũng có thể khám phá ra những cách tiếp cận mới để mở rộng quy mô vượt ra ngoài cách thức đào tạo trước hiện nay.

Mời độc giả xem thêm video: "Mạng thần kinh giúp ô tô tự tìm đường"


Sửng sốt tuổi thọ 'khủng' của loài cá voi

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu theo dõi hơn 4 thập kỷ đã giúp xác định tỷ lệ sống sót của loài cá voi này.

Sung sot tuoi tho 'khung' cua loai ca voi
Cá voi đầu bò phương Nam có tuổi thọ trung bình khoảng 130 năm, thậm chí có thể đạt tới 150 năm. (Ảnh: biodiversity explorer)
 

Tin mới